Mã ngành 4783 quy định về vấn đề gì? Trường hợp muốn kinh doanh bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4784 là gì? Bán lẻ thiết bị gia đình khác lưu động hoặc tại chợ thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 4785 là gì? Bán lẻ hàng văn hóa, giải trí lưu động hoặc tại chợ thì đăng ký mã ngành gì?
Mã ngành 4783 là về bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ (Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Hoạt động bán lẻ thiết bị thông tin, liên lạc như máy vi tính và thiết bị ngoại vi, thiết bị viễn thông, hàng điện tử và điện tử tiêu dùng lưu động hoặc tại chợ.
Như vậy, trường hợp muốn kinh doanh bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ thì đăng ký mã ngành 4783 nêu trên.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4783: Bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc lưu động hoặc tại chợ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm 47735: Bán lẻ dầu hỏa, gas, than nhiên liệu dùng cho gia đình trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ dầu hỏa.
- Bán lẻ bình gas.
- Bán lẻ than, củi.
Nhóm 47736: Bán lẻ đồng hồ, kính mắt trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay và đồng hồ cá nhân khác.
- Bán lẻ kính mắt: Kính cận, kính viễn, kính râm, kính chống bụi... kể cả hoạt động đo thị lực, mài, lắp kính phục vụ cho bán lẻ kính mắt.
Nhóm 47737: Bán lẻ máy ảnh, phim ảnh và vật liệu ảnh trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ máy ảnh.
- Bán lẻ hàng hóa sử dụng cho máy ảnh như phim chụp ảnh, pin máy ảnh, thẻ nhớ...
- Bán lẻ vật liệu ảnh khác như giấy ảnh, hoá chất và vật liệu in, tráng ảnh... 47738: Bán lẻ xe đạp và phụ tùng trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ xe đạp, kể cả xe đạp điện.
- Bán lẻ phụ tùng xe đạp, kể cả phụ tùng xe đạp điện.
Nhóm 47739: Bán lẻ hàng hóa khác mới chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ đồ thờ cúng và hàng hóa phục vụ mục đích tín ngưỡng khác.
- Bán lẻ hàng hóa sử dụng để lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh như chổi, bàn chải, khăn lau...
- Bán lẻ súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao.
- Bán lẻ tem và tiền kim khí.
- Bán lẻ hàng hóa phi lương thực, thực phẩm chưa được phân vào nhóm nào.
(Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |