Mã ngành 4722 quy định về vấn đề gì? Muốn kinh doanh bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4662 là gì? Bán buôn kim loại và quặng kim loại thì đăng ký mã ngành gì?
Mã ngành 4722 là về bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh (Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng sau đây:
- Rau, quả tươi, đông lạnh hoặc được bảo quản, chế biến.
- Sữa, sản phẩm từ sữa và trứng.
- Thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, tươi, đông lạnh và chế biến.
- Hàng thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến.
- Bánh, mứt, kẹo, các sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột.
- Thực phẩm khác.
Như vậy, trường hợp muốn kinh doanh bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành 4722 nêu trên.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 4722 có những nhóm sau đây:
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Thịt gia súc, gia cầm và thịt gia cầm tươi, sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
- Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông.
- Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia súc, gia cầm, đã sơ chế hoặc bảo quản (ngâm muối, sấy khô, hun khói...).
- Bột mịn và bột thô từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác.
- Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác.
- Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác.
- Hàng thủy sản khác.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Rau, tươi, ướp lạnh, hoặc đã được bảo quản cách khác.
- Quả, tươi, ướp lạnh hoặc đã được bảo quản cách khác.
- Nước rau ép, nước quả ép.
Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:
- Đường.
- Sữa các loại và sản phẩm từ sữa (bơ, phomat...).
- Trứng.
- Bánh, mứt, kẹo.
- Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột như mỳ/phở/bún/cháo ăn liền, mỳ nui, mỳ spaghety, bánh đa nem...
Nhóm này gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: Cà phê bột, cà phê hoà tan, chè...
Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện – Luật Thương mại 2005 1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. 2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều 26. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước - Luật Thương mại 2005 1. Hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây: a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. 2. Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật. |