Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi có thuộc nhóm bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp hay không? Đăng ký mã ngành 4719 có đúng quy định pháp luật hiện hành không?
>> Mã ngành 4651 là gì? Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 4512 là gì? Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) thì đăng ký mã ngành gì?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4719 là về các hoạt động kinh doanh bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Theo đó, có các nhóm sau:
Nhóm 47191 về bán lẻ trong siêu thị (Supermarket) cụ thể là bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong siêu thị, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.
Nhóm 7192 về bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket). Trong đó, gồm các hoạt động bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong minimarket, cửa hàng tiện lợi, bán nhiều loại hàng hóa: quần áo, giày dép, đồ dùng, hàng ngũ kim, mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ chơi, đồ thể thao, lương thực thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.
Nhóm 47199 về bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác gồm hoạt động minh doanh bán lẻ nhiều loại hàng hóa trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, cửa hàng bách hóa (trừ siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi), bán nhiều loại hàng hóa: Quần áo, giày dép, đồ dùng gia đình, hàng ngũ kim, lương thực, thực phẩm, trong đó lương thực, thực phẩm, đồ uống hoặc sản phẩm thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn các mặt hàng khác.
Theo quy định nêu trên thì việc bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi thuộc nhóm bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp và đăng ký mã ngành 4719 là đúng quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Điều 9. Hiệp hội thương mại – Luật Thương mại 2005 1. Hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại. 2. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội. Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam – Luật Thương mại 2005 1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. 2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. 3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam. 4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam. |