Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) đăng ký mã ngành 4512 có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
>> Mã ngành 5210 là gì? Kho bãi và lưu giữ hàng hóa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5320 là gì? Hoạt động chuyển phát thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4512 thuộc nhóm mã ngành 4512 - 45120, cụ thể là về bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống). Cụ thể nhóm này gồm các hoạt động bán lẻ ô tô con, loại 9 chỗ ngồi trở xuống không kể người lái, loại mới và loại đã qua sử dụng.
Mã ngành 4512 sẽ lọai trừ 03 trường hợp cụ thể sau đây:
- Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô con được phân vào nhóm 45302 (Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)).
- Cho thuê ô tô con có kèm người lái được phân vào nhóm 49321 (Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh).
- Cho thuê ô tô con không kèm người lái được phân vào nhóm 77101 (Cho thuê ô tô).
Như vậy, việc kinh doanh bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) đăng ký mã ngành 4512 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4512 - 45120: Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Luật Thương mại 2005 nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.
Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại - Luật Thương mại 2005 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. 2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện - Luật Thương mại 2005 1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. 2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều 41. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng - Luật Thương mại 2005 1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại. 2. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. |