Kinh doanh bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm thì đăng ký mã ngành 4651 có đúng quy định pháp luật hay không? Cụ thể gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 4512 là gì? Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 5210 là gì? Kho bãi và lưu giữ hàng hóa thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4651 là về bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm. Trong đó, bao gồm các hoạt động sau đây:
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi.
- Bán buôn phần mềm.
Theo quy định nêu trên, kinh doanh bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm thì đăng ký mã ngành 4651 là đúng quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4651 - 46510: Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Quyết định 27/2018/QD-TTg, mã ngành 4651 loại trừ các trường hợp sau:
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông được phân vào nhóm 46520 (Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông).
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) được phân vào nhóm 46594 (Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)).
- Bán buôn máy móc, thiết bị được điều khiển thông qua máy vi tính được phân vào các mã tương ứng theo công dụng của máy trong nhóm 4659 tùy theo công dụng của máy.
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại - Luật Thương mại 2005 1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng. 2. Phạt vi phạm. 3. Buộc bồi thường thiệt hại. 4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. 5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. 6. Huỷ bỏ hợp đồng. 7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm - Luật Thương mại 2005 1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. 2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm. Điều 321. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thương mại - Luật Thương mại 2005 1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây: a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Điều 322. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại - Luật Thương mại 2005 Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. |