Mã ngành 4520 là gì? Các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng nào cần đăng ký mã ngành này?
>> Mã ngành 4541 là gì? Bán mô tô, xe máy thì đăng ký mã ngành gì?
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 4520 bao gồm các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác như sau:
- Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa ô tô:
+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, hệ thống đánh lửa tự động.
+ Bảo dưỡng thông thường.
+ Sửa chữa thân xe.
+ Sửa chữa các bộ phận của ô tô.
+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn.
+ Sửa tấm chắn và cửa sổ.
+ Sửa ghế, đệm và nội thất ô tô.
+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp ô tô, lắp đặt hoặc thay thế.
+ Xử lý chống gỉ.
+ Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không thuộc công đoạn sản xuất.
- Hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ khác:
+ Sửa chữa phần cơ, phần điện, các bộ phận khác của xe có động cơ khác.
+ Bảo dưỡng thông thường.
+ Sửa chữa thân xe.
+ Rửa xe, đánh bóng, phun và sơn.
+ Sửa chữa, bơm vá săm, lốp lắp đặt hoặc thay thế.
+ Xử lý chống gỉ.
+ Lắp đặt, thay phụ tùng và các bộ phận phụ trợ không thuộc công đoạn sản xuất.
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, trường hợp loại trừ của mã ngành 4520 là các hoạt động đắp và tái chế lốp ô tô và xe có động cơ khác được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su. đắp và tái chế lốp cao su).
Điều 9 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định trường hợp cần sửa chữa xe cơ giới như sau:
- Xe cơ giới bị hư hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải được đưa đi sửa chữa để tiếp tục tham gia giao thông.
- Việc sửa chữa phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của nhà sản xuất.
- Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục hư hỏng của xe cơ giới, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra và vận hành thử phương tiện, đảm bảo phương tiện vận hành ổn định, an toàn mới cho phép xuất xưởng để tham gia giao thông.
- Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa chịu trách nhiệm bảo hành nội dung sửa chữa trong thời hạn tối thiểu 02 tháng hoặc 1.500 km tùy theo điều kiện nào đến trước, tính từ thời điểm giao xe xuất xưởng.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Điều 11 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa bao gồm:
- Có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật cho bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng kiểu loại xe cơ giới.
- Bảo đảm chất lượng bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa xe cơ giới đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Sử dụng thiết bị chuyên dùng, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo an toàn lao động, chất lượng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới.
- Có biện pháp thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu (dầu, mỡ, cao su...), bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới – Luật Giao thông đường bộ 2008 1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực. b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực. c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ. d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu. đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe. e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn. h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật. i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường. k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. … |