Kinh doanh sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy có thuộc nhóm mã ngành 4730 về các hoạt động bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh hay không?
>> Mã ngành 4541 là gì? Bán mô tô, xe máy thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 4690 là gì? Bán buôn tổng hợp thì đăng ký mã ngành gì?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4730 thuộc nhóm 47300 là về bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh. Cụ thể nhóm này gồm các hoạt động bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng sau đây:
- Nhiên liệu cho ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
- Bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.
Theo quy định nêu trên thì kinh doanh sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy sẽ thuộc nhóm mã ngành 4730 về các hoạt động bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4730 - 47300: Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Quyết định 27/2018/QD-TTg, mã ngành 4730 loại trừ các trường hợp sau đây:
- Bán buôn nhiên liệu động cơ được phân vào nhóm 46613 (Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan).
- Bán lẻ khí dầu mỏ hoá lỏng dùng để đun, nấu hoặc sưởi được phân vào nhóm 47735 (Bán lẻ dầu hoả, gas, than nhiên liệu dùng cho gia đình trong các cửa hàng chuyên doanh).
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện - Luật Thương mại 2005 1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. 2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều 50. Thanh toán - Luật Thương mại 2005 1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. 2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. 3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng - Luật Thương mại 2005 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau: 1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; 2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; 3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó; 4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này. |