Theo quy định pháp luật, thành lập công ty xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc thì đăng ký mã ngành 4223 được không?
>> Mã ngành 3600 là gì? Khai thác, xử lý và cung cấp nước thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 4223-42230 là về xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc. Nhóm này gồm:
- Xây dựng các mạng lưới cáp viễn thông, thông tin liên lạc và các công trình, cấu trúc có liên quan:
+ Các tuyến cáp, mạng lưới viễn thông.
+ Các tuyến cột, tuyến cống, bể để kéo cáp thông tin và các công trình phụ trợ.
- Xây dựng công trình đài, trạm thu phát sóng truyền thanh, truyền hình và các công trình có liên quan.
Như vậy, thành lập công ty xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc thì đăng ký mã ngành 4223 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4223: Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 4223 loại trừ đối với hoạt động quản lý dự án liên quan đến các công trình xây dựng kỹ thuật dân dụng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
Căn cứ Điều 90 Luật Xây dựng 2014, nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:
(i) Tên công trình thuộc dự án.
(ii) Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
(iii) Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
(iv) Loại, cấp công trình xây dựng.
(v) Cốt xây dựng công trình.
(vi) Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
(vii) Mật độ xây dựng (nếu có).
(viii) Hệ số sử dụng đất (nếu có).
(ix) Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản (i) đến khoản (viii) Mục này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
(x) Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng – Luật Xây dựng 2014 1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng: a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc; b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. 2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm: a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng; b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng; d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường. Điều 100. Cấp lại giấy phép xây dựng – Luật Xây dựng 2014 1. Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng; b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát. |