Xây dựng trung tâm thương mại có thuộc nhóm xây dựng nhà không để ở hay không? Nếu như đăng ký mã ngành 4102 thì có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
>> Mã ngành 3830 là gì? Tái chế phế liệu thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 3822 là gì? Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4102- 41020 là về xây dựng nhà không để ở. Cụ thể gồm những nội dung sau đây:
- Xây dựng tất cả các loại nhà không để ở như:
+ Nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp, ví dụ: nhà máy, xưởng lắp ráp...
+ Bệnh viện, trường học, nhà làm việc.
+ Khách sạn, cửa hàng, nhà hàng, trung tâm thương mại.
+ Nhà ga hàng không.
+ Khu thể thao trong nhà.
+ Bãi đỗ xe, bao gồm cả bãi đỗ xe ngầm.
+ Kho chứa hàng.
+ Nhà phục vụ mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.
- Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trường xây dựng.
Như vậy, việc xây dựng trung tâm thương mại thuộc nhóm xây dựng nhà không để ở. Đăng ký mã ngành 4102 thì đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4102- 41020: Xây dựng nhà không để ở (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 4102 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Cải tạo các công trình xây dựng đúc sẵn hoàn chỉnh từ các bộ phận tự sản xuất nhưng không phải bê tông, xem ngành 16 (Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện) và ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị).
- Xây dựng các công trình công nghiệp, loại trừ công trình nhà được phân vào nhóm 42930 (Xây dựng công trình chế biến, chế tạo).
- Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
- Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
Theo Điều 67 Luật Xây dựng 2014 thì việc quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm những nội dung sau:
- Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
- Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
Điều 74. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng - Luật Xây dựng 2014 1. Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng. 2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng. 3. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định. 4. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt. 5. Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát. |