Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế có thuộc nhóm xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại hay không? Nếu như đăng ký mã ngành 3822 thì có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 3822 là về các hoạt động xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại.
Mã ngành 3822 gồm nhóm xử lý và tiêu hủy rác thải y tế và xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác. Cụ thể như sau:
(i) 38221: Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế. Nhóm này gồm: Hoạt động của các phương tiện xử lý và tiêu hủy rác thải từ các cơ sở y tế.
(ii) 38229: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác. Nhóm này gồm:
- Hoạt động của các phương tiện xử lý rác thải độc hại.
- Xử lý và tiêu hủy các động vật sống và chết bị nhiễm độc và các chất thải gây bệnh khác.
- Thiêu hủy rác thải độc hại.
- Tiêu hủy các hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh để loại trừ các chất thải gây hại.
- Xử lý, tiêu hủy và cất giữ các chất thải hạt nhân phóng xạ như:
+ Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái tức là những chất đang phân hủy trong quá trình vận chuyển từ bệnh viện.
+ Đóng gói, chuẩn bị các điều kiện và các hoạt động xử lý khác đối với chất thải hạt nhân để cất giữ.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 3822 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Đốt chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).
- Khử độc và làm sạch đất, mặt nước; tiêu hủy các nguyên vật liệu độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác).
- Tái xử lý nhiên liệu hạt nhân được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).
Điều 70. Xử lý chất thải nguy hại – Nghị định 08/2022/NĐ-CP 1. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 1 Điều này; c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan. 3. Cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế nguy hại tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều này. 4. Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì không được coi là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế lân cận để xử lý theo mô hình cụm được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng, tái sử dụng chất thải nguy hại. Trường hợp chưa ban hành được quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển. |