Mã ngành 47414 quy định về vấn đề gì? Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4223 là gì? Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4741 là về bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh (Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng như:
- Máy vi tính.
- Thiết bị ngoại vi máy vi tính.
- Bộ điều khiển trò chơi video.
- Phần mềm được thiết kế để sử dụng cho mọi khách hàng (không phải loại được thiết kế theo yêu cầu riêng của khách hàng), kể cả trò chơi video.
- Thiết bị viễn thông.
Loại trừ: Bán lẻ băng, đĩa trắng được phân vào nhóm 4762 (Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh).
Như vậy, trường hợp muốn bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh thì đăng ký mã ngành 4741 nêu trên.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 47414: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 4741 có những nhóm sau đây:
Mã ngành 47411: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng như:
- Máy vi tính.
- Thiết bị ngoại vi máy vi tính: máy in, máy scan...
- Bộ điều khiển trò chơi video.
- Phần mềm được thiết kế để sử dụng cho mọi khách hàng (không phải loại được thiết kế theo yêu cầu riêng của khách hàng), kể cả trò chơi video.
Loại trừ: Bán lẻ băng, đĩa trắng được phân vào nhóm 47620 (Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh).
Nhóm 47412: Bán lẻ thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
Nhóm này gồm bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng thiết bị viễn thông như:
- Điện thoại cố định, điện thoại di động, máy fax, thiết bị viễn thông khác: sim, card điện thoại, nạp tiền điện thoại...
Điều 44. Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng – Luật Thương mại 2005 1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. 2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến. 3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. 4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. 5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. |