Thành lập công ty sản xuất động cơ chữa cháy, quét đường, thư viện lưu động, xe bọc sắt có được phép đăng ký mã ngành 2910 hay không?
>> Mã ngành 1622 là gì? Sản xuất đồ gỗ xây dựng thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2910 – 29100 là về sản xuất ô tô và xe có động cơ khác. Nhóm này bao gồm các hoạt động sau:
- Sản xuất ô tô chở khách.
- Sản xuất xe động cơ thương mại như: Xe tải, xe kéo trên đường cho xe bán rơ moóc...
- Sản xuất xe buýt, xe buýt điện và xe buýt đường dài.
- Sản xuất động cơ xe.
- Sản xuất gầm xe có động cơ.
- Sản xuất xe có động cơ khác như:
+ Xe chạy bằng máy trên tuyết và băng, xe trong sân golf, thủy phi cơ,
+ Động cơ chữa cháy, quét đường, thư viện lưu động, xe bọc sắt...
+ Xe vận tải trộn bê tông,
+ ATV’s, xe kéo nhỏ và các xe kéo tương tự bao gồm xe đua.
Nhóm này cũng gồm: Tái sản xuất xe có động cơ.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về sản xuất động cơ chữa cháy, quét đường, thư viện lưu động, xe bọc sắt có thể đăng ký mã ngành 2910 – 29100 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2910: Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2910 – 29100 loại trừ những trường hợp sau:
- Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho mô tô, xe thô sơ được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng).
- Sản xuất pít tông, vòng pít tông và bộ chế hoà khí được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).
- Sản xuất xe kéo nông nghiệp được phân vào nhóm 28210 (Sản xuất máy nông nghiệp và lâm nghiệp).
- Sản xuất máy kéo sử dụng trong xây dựng và khai khoáng được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng).
- Sản xuất xe tải gom rác được phân vào nhóm 28240 (Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng).
- Sản xuất thân xe có động cơ được phân vào nhóm 29200 (Sản xuất thân xe ô tô và xe có động cơ khác, rơ moóc và bán rơ moóc).
- Sản xuất các thiết bị điện cho xe có động cơ được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).
- Sản xuất thiết bị và linh kiện cho xe có động cơ được phân vào nhóm 29300 (Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).
- Sản xuất xe tăng và xe quân sự được phân vào nhóm 30400 (Sản xuất xe cơ giới chiến đấu dùng trong quân đội).
- Bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế phụ tùng cho xe có động cơ được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).
Căn cứ Điều 7 Nghị định 116/2017/NĐ-CP (bãi bỏ một số điều bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng