Mã ngành 1622 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về sản xuất đồ gỗ xây dựng thì đăng ký mã ngành nào là đúng với quy định của pháp luật hiện nay?
>> Mã ngành 3020 là gì? Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 1622 là về sản xuất đồ gỗ xây dựng (Theo STT 16 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Sản xuất đồ gỗ chủ yếu dùng trong ngành xây dựng, cụ thể:
+ Rui, mè, xà, dầm, các thanh giằng.
+ Các khung đỡ mái nhà được làm sẵn bằng gỗ, bằng kim loại nối với nhau và bằng gỗ dán mỏng.
+ Cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp, khung cửa, bất kể chúng có hay không các phụ kiện bằng kim loại như bản lề, khoá...
+ Cầu thang, hàng rào chắn.
+ Ván ốp, hạt gỗ, gỗ đúc.
+ Lót ván sàn, mảnh gỗ ván sàn được lắp ráp thành tấm.
- Sản xuất các khung nhà lắp sẵn hoặc các bộ phận của nhà, chủ yếu bằng gỗ.
- Sản xuất nhà gỗ di động.
- Sản xuất các bộ phận bằng gỗ (trừ các đồ không có chân).
Như vậy, thành lập công ty chuyên về sản xuất đồ gỗ xây dựng thì có thể đăng ký mã ngành 1622 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1622: Sản xuất đồ gỗ xây dựng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, có những trường hợp loại trừ đối với mã ngành 1622 sau đây:
- Sản xuất gỗ lắp sàn chưa lắp ráp được phân vào nhóm 1610 (Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ).
- Sản xuất tủ nhà bếp, tủ sách, tủ quần áo,... được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế).
- Sản xuất bức vách ngăn không có chân được phân vào nhóm 3100 (Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế).
Căn cứ Điều 68 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản như sau:
- Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
+ Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm.
+ Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến; áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 Luật Lâm nghiệp 2017 và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
+ Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Lâm nghiệp 2017.
+ Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất.
Điều 66. Chính sách phát triển chế biến lâm sản - Luật Lâm nghiệp 2017 1. Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau: a) Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng; b) Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản; c) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản. 2. Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 67. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng - Luật Lâm nghiệp 2017 1. Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 2. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi; b) Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên; c) Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật. 3. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thông thường phải bảo đảm có nguồn gốc hợp pháp. |