Thành lập công ty sản xuất máy pít tông đốt trong và các bộ phận tương tự có thuộc nhóm ngành sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy) hay không?
>> Mã ngành 2824 là gì? Sản xuất máy khai thác mỏ và xây dựng thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2410 là gì? Sản xuất sắt, thép, gang thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2811 – 28110 là về sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy). Nhóm này bao gồm các hoạt động sau:
- Sản xuất máy pít tông đốt trong và các bộ phận tương tự, trừ môtô, máy bay và máy đẩy như:
+ Động cơ thủy lực.
+ Động cơ đường sắt.
- Sản xuất pít tông, vòng pít tông, bộ chế hoà khí và chế hoà khí dùng cho các loại động cơ đốt trong, động cơ diesel.
- Sản xuất van đóng mở của động cơ đốt trong.
- Sản xuất tuabin và các bộ phận của:
+ Tuabin hơi nước và tuabin hơi khác.
+ Tuabin hyđro, bánh xe nước, máy điều chỉnh.
+ Tuabin gió.
+ Tuabin gas, trừ động cơ phản lực và động cơ chân vịt cho động cơ đẩy của máy bay.
+ Sản xuất bộ tuabin nồi hơi.
+ Sản xuất bộ máy phát tuabin.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về sản xuất máy pít tông đốt trong và các bộ phận tương tự có thể đăng ký mã ngành 2811 – 28110 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2811: Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2811 – 28110 loại trừ các hoạt động sau:
- Sản xuất bộ máy phát điện được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện).
- Sản xuất bộ máy phát chuyển động chính (trừ bộ phát điện tua bin) được phân vào nhóm 2710 (Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện).
- Sản xuất thiết bị điện và linh kiện động cơ đốt trong được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác).
- Sản xuất hoặc động cơ đẩy tuần hoàn của môtô, máy bay được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác), 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan), 30910 (Sản xuất mô tô, xe máy).
- Sản xuất động cơ phản lực và động cơ chân vịt được phân vào nhóm 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan).
Căn cứ tiểu mục 12.1 Mục 12 TCVN 10687-1:2015, quy định về việc lắp ráp, lắp đặt và lắp dựng tubin gió như sau:
Nhà chế tạo tuabin gió phải có hướng dẫn lắp đặt, mô tả rõ ràng các yêu cầu lắp đặt cho kết cấu và thiết bị của tuabin gió. Việc lắp đặt tuabin gió phải được thực hiện bởi các nhân viên được đào tạo hoặc hướng dẫn về các hoạt động này.
Vị trí tuabin gió phải được chuẩn bị, duy trì, vận hành và quản lý để công việc có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Điều này bao gồm các quy trình để ngăn chặn xâm nhập trái phép ở nơi có thể. Người vận hành phải xác định và loại bỏ các nguy hiểm tồn tại và tiềm ẩn.
Phải chuẩn bị danh sách kiểm tra các hoạt động dự kiến và phải lưu giữ các bản ghi công việc và kết quả công việc đã hoàn thành.
Khi cần thiết, nhân viên lắp đặt phải sử dụng thiết bị bảo vệ mắt, chân, thính giác và đầu. Tất cả nhân viên leo cột tháp, hoặc làm việc trên mặt đất hoặc mặt nước, phải được đào tạo cho công việc như vậy và phải sử dụng các đai an toàn, hỗ trợ leo an toàn hoặc các thiết bị an toàn khác. Khi cần thiết, một phương tiện hỗ trợ nổi trên mặt nước phải được sử dụng.
Tất cả các thiết bị phải được giữ trong tình trạng tốt và phù hợp với nhiệm vụ được dự định. Các cần cẩu, cần trục và thiết bị nâng hạ, bao gồm tất cả cáp treo, móc và các dụng cụ khác, phải thích hợp cho việc nâng hạ an toàn.
Cần xem xét cụ thể hệ thống lắp đặt các tuabin gió trong các điều kiện bất thường, ví dụ như mưa đá, sét, gió lớn, động đất, đóng băng, v.v...
Trong trường hợp cột tháp đứng mà không có vỏ tuabin, các biện pháp thích hợp phải được thực hiện để tránh tốc độ gió tới hạn của luồng xoáy tạo ra các dao động ngang. Các tốc độ gió tới hạn và các biện pháp đề phòng phải được nêu trong hướng dẫn lắp đặt.