Thành lập công ty sản xuất xuất các bộ phận cho tàu thủy chạy bằng sức nước có thuộc nhóm sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm) không? Có được phép đăng ký mã 2513 hay không?
>> Mã ngành 2432 là gì? Đúc kim loại màu thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2513 – 25130 là về sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm). Nhóm này bao gồm các hoạt động sau:
- Sản xuất lò hơi nước.
- Sản xuất các thiết bị phụ gắn với lò hơi nước như: Bộ phận góp hơi và tích lũy hơi, bộ phận làm sạch cặn nước, bộ phận phục hồi khí và dụng cụ cạo cặn lò hơi.
- Sản xuất lò phản ứng nguyên tử, trừ tách chất đồng vị.
- Sản xuất các bộ phận cho tàu thủy chạy bằng sức nước.
Nhóm 2513 loại trừ những trường hợp sau:
- Sản xuất nồi hơi trung tâm và bức xạ được phân vào nhóm 25120 (Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại).
- Sản xuất bộ tua bin hơi nước được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).
- Sản xuất tách chất đồng vị được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác).
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về sản xuất xuất các bộ phận cho tàu thủy chạy bằng sức nước có thể đăng ký mã ngành 2513 – 25130 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2513: Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm) (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Căn cứ Điều 6 QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH, Kiểm định an toàn và đăng ký nồi hơi, bình chịu áp lực được quy định như sau:
(i) Tất cả các nồi hơi, bình chịu áp lực thuộc đối tượng áp dụng của QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH trước khi đưa vào sử dụng phải làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nước.
(ii) Nồi hơi và bình chịu áp lực khi kiểm định, đăng ký phải có đủ hồ sơ theo quy định của QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH và các quy định hiện hành của Nhà nước. Thiết bị do nước ngoài chế tạo thì lý lịch thiết bị phải lập lại theo mẫu quy định bằng tiếng Việt Nam.
(iii) Thời hạn kiểm định định kỳ và quy định về kiểm định bất thường nồi hơi, bình chịu áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn thực hiện.
Thời hạn kiểm định thực hiện theo quy định của người chế tạo nhưng không được quá thời hạn quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định bất thường trước thời hạn chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động theo quy định tại Điều 7.1 QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH này hoặc do chính người sử dụng, quản lý thiết bị quyết định.
(iv) Thời hạn kiểm tra vận hành 1 năm/lần đối với nồi hơi, bình chịu áp lực. Kiểm tra vận hành do cơ sở sử dụng thực hiện; khi cơ sở không đủ điều kiện, khả năng kiểm tra vận hành có thể thuê chuyên gia hoặc cơ quan có chức năng thực hiện. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản lưu vào hồ sơ quản lý của cơ sở.
(v) Việc kiểm định (khám nghiệm) các chai chứa khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn và các quy định hiện hành của Nhà nước.
(vi) Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn; tiêu chuẩn, chức danh kiểm định viên thực hiện kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.