Thành lập công ty đúc khuôn kim loại nhẹ có thuộc nhóm đúc kim loại màu hay không? Có được phép dăng ký mã ngành 2432 hay không?
>> Mã ngành 2591 là gì? Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2732 là gì? Sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2432 – 24320 là về đúc kim loại màu. Nhóm này bao gồm các hoạt động sau:
- Khuôn sản phẩm sơ chế từ nhôm, magiê, titan, kẽm...
- Đúc khuôn kim loại nhẹ.
- Đúc khuôn kim loại nặng.
- Đúc khuôn kim loại quý.
- Đúc khuôn kim loại màu.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về đúc khuôn kim loại nhẹ có thể đăng ký mã ngành 2432 – 24320 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2432: Đúc kim loại màu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cự khoản 2.2 Điều 2 QCVN 66:2018/BTNMT, những phế liệu kim loại màu sau đây được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
(i) Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm Quyết định 13/2023/QĐ-TTg.
(ii) Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có hình dạng, kích thước khác nhau, như: đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, lưới, dây, phoi, sợi, hình khối, thỏi, mảnh vụn. Lõi dây điện, lõi cáp điện bằng kim loại màu phải được loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại vật liệu cách điện khác trước khi vận chuyển đến Việt Nam; riêng dây điện từ (dây kim loại màu có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy) thì không bắt buộc phải loại bỏ lớp cách điện này.
(iii) Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ sau đây: được loại ra từ các quá trình gia công kim loại hoặc các quá trình sản xuất khác; được lựa chọn, thu hồi từ công trình xây dựng, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác sau khi đã cắt phá, tháo dỡ tại nước ngoài hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ các tạp chất, vật liệu cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(iv) Phế liệu kim loại màu nhập khẩu còn bám dính một số tạp chất không mong muốn như quy định tại Mục 2.5 QCVN 66:2018/BTNMT.
Căn cự khoản 2.3 Điều 2 QCVN 66:2018/BTNMT, những phế liệu kim loại màu sau đây không được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
(i) Vỏ bao bì, thùng, lon, hộp và đồ chứa khác bằng kim loại màu hoặc hợp kim của kim loại màu đã sử dụng được ép thành khối, cục hay đóng thành kiện và bánh.
(ii) Vỏ bao bì, thùng, lon, hộp và đồ chứa khác bằng kim loại màu hoặc hợp kim của kim loại màu đã sử dụng để chứa dầu, nhớt, mỡ, hóa chất, thực phẩm mà chưa được làm sạch để đáp ứng các quy định tại Mục 2.4 và Mục 2.5 QCVN 66:2018/BTNMT.
(iii) Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có mức nồng độ hoạt độ phóng xạ và mức nhiễm xạ bề mặt của kim loại vượt quá mức quy định tại (Phụ lục IV - Mức nồng độ hoạt độ phóng xạ và nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại cho phép được tái chế) ban hành kèm Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |