Thành lập công ty chuyên về đúc sắt, thép thì đăng ký mã ngành nào? Mã ngành 2431 quy định về vấn đề gì?
>> Mã ngành 2610 là gì? Sản xuất linh kiện điện tử thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 3290 là gì? Sản xuất khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 2431 – 24310 là về đúc sắt, thép. Nhóm này gồm:
- Các hoạt động của các xưởng đúc sắt và thép như:
+ Đúc sản phẩm sắt bán thành phẩm.
+ Đúc khuôn sắt.
+ Đúc khuôn sắt graphit hình cầu.
+ Đúc khuôn sắt dát mỏng.
+ Đúc khuôn thép bán thành phẩm.
+ Đúc khuôn thép.
+ Sản xuất ống, vòi và các đồ làm mối nối bằng sắt đúc.
+ Sản xuất ống thép không mối nối và ống thép qua đúc li tâm.
+ Sản xuất đồ làm mối nối ống, vòi bằng thép đúc.
Như vậy, thành lập công ty chuyên về đúc sắt, thép thì đăng ký mã ngành 2431 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2431: Đúc sắt, thép (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 12 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, nghĩa vụ của người nhập khẩu bao gồm:
(i) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 34 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
(ii) Chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
(iii) Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(iv) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa.
(v) Thông báo điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản hàng hóa theo quy định của pháp luật.
(vi) Cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng.
(vii) Cung cấp thông tin về việc bảo hành và thực hiện việc bảo hành hàng hóa cho người bán hàng, người sử dụng.
(viii) Sửa chữa, hoàn lại hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người bán hàng trả lại.
(ix) Kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(x) Tái xuất hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(xi) Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được; chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ hàng hóa và chịu trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu huỷ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
(xii) Thu hồi, xử lý hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
(xiii) Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(xiv) Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(xv) Trả chi phí, lệ phí phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 37; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:
- Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.
- Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.