Theo quy định pháp luật, thành lập công ty chuyên về sản xuất linh kiện điện tử thì đăng ký mã ngành nào? Có được đăng ký mã ngành 2610 hay không?
>> Mã ngành 3290 là gì? Sản xuất khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 261 - 2610 – 26100 là về sản xuất linh kiện điện tử. Nhóm này gồm: Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện ứng dụng điện tử khác.
Cụ thể:
- Sản xuất tụ điện, điện tử.
- Sản xuất điện trở, điện tử.
- Sản xuất bộ mạch vi xử lý.
- Sản xuất bo mạch điện tử.
- Sản xuất ống điện tử.
- Sản xuất liên kết điện tử.
- Sản xuất mạch điện tích hợp.
- Sản xuất ống hai cực, bóng bán dẫn, bộ chia liên quan.
- Sản xuất phần cảm điện (cuộn cảm kháng, cuộn dây, bộ chuyển), loại linh kiện điện tử.
- Sản xuất tinh thể điện tử và lắp ráp tinh thể.
- Sản xuất solenoit, bộ chuyển mạch và bộ chuyển đổi cho các bộ phận điện tử.
- Sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chất tinh chế và bán tinh chế.
- Sản xuất thẻ giao diện (âm thanh, video, điều khiển, mạng lưới).
- Sản xuất cấu kiện hiển thị (plasma, polime, LCD).
- Sản xuất bóng đèn di-ot phát sáng (LED).
- Sản xuất cáp máy in, cáp màn hình, cáp USB...
Như vậy, thành lập công ty chuyên về sản xuất linh kiện điện tử thì đăng ký mã ngành 2610 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2610: Sản xuất linh kiện điện tử (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 2610 loại trừ đối với:
- Sản xuất thẻ thông minh, được phân vào nhóm 18110 (In ấn).
- Sản xuất môđem (thiết bị truyền tải) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông).
- Sản xuất màn hình vi tính và vô tuyến được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính), 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng).
- Sản xuất ống tia X và phân chia bức xạ cùng loại được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp).
- Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học).
- Sản xuất bộ chia tách cùng loại cho các ứng dụng điện tử được phân vào ngành 27 (Sản xuất thiết bị điện).
- Sản xuất đui bóng được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát).
- Sản xuất rơ le điện được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát).
- Sản xuất thiết bị dây dẫn điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại).
- Sản xuất thiết bị hoàn chỉnh được phân chia dựa trên cơ sở phân loại thiết bị điện tử.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
(i) Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
(ii) Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.
(iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
(iv) Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.
(v) Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.