Mã ngành 2029 quy định về vấn đề gì? Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu như các loại bột thuốc nổ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2100 là gì? Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 2029 - 20290 là về sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu. Nhóm này gồm:
- Sản xuất các loại bột thuốc nổ.
- Sản xuất các sản phẩm pháo hoa, chất nổ, bao gồm ngòi nổ, pháo sáng…
- Sản xuất giêlatin và dẫn xuất giêlatin, keo hồ và các chất đã được pha chế, bao gồm keo cao su.
- Sản xuất chiết xuất của các sản phẩm hương liệu tự nhiên.
- Sản xuất chất giống nhựa.
- Sản xuất nước hương liệu nguyên chất chưng cất.
- Sản xuất sản phẩm hỗn hợp có mùi thơm dùng cho sản xuất nước hoa hoặc thực phẩm.
- Sản xuất phim, giấy ảnh, các vật liệu nhạy với ánh sáng khác.
- Sản xuất hoá chất dùng để làm ảnh.
- Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác như:
+ Pep ton, dẫn xuất của pep ton, các chất protein khác và dẫn xuất của chúng.
+ Dầu mỡ.
+ Dầu hoặc mỡ được pha chế bằng quá trình hoá học.
+ Nguyên liệu sử dụng trong hoàn thiện sản phẩm dệt và da.
+ Bột và bột nhão sử dụng trong hàn.
+ Sản xuất chất để tẩy kim loại.
+ Sản xuất chất phụ gia cho xi măng.
+ Sản xuất các-bon hoạt tính, chất phụ gia cho dầu nhờn, chất xúc tác cho cao su tổng hợp, chất xúc tác và sản phẩm hoá chất khác sử dụng trong công nghiệp.
+ Sản xuất chất chống cháy, chống đóng băng.
+ Sản xuất hợp chất dùng để thử phản ứng trong phòng thí nghiệm và để chẩn đoán khác.
- Sản xuất mực viết và mực vẽ.
- Sản xuất diêm.
- Sản xuất hương các loại...
- Sản xuất meo nấm.
Như vậy, sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu như các loại bột thuốc nổ đăng ký mã ngành 2029 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2029: Sản xuất sản phẩm hóa chất khác chưa được phân vào đâu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 2029 loại trừ đối với:
- Sản xuất sản phẩm hoá chất với khối lượng lớn được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).
- Sản xuất nước chưng cất được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác).
- Sản xuất các sản phẩm hương liệu tổng hợp được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).
- Sản xuất mực in được phân vào nhóm 2022 (Sản xuất sơn, véc vi và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít).
- Sản xuất nước hoa và nước vệ sinh được phân vào nhóm 2023 (Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh).
- Sản xuất chất kết dính từ nhựa đường được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu).
Căn cứ Điều 28 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh các loại pháo có trách nhiệm:
- Bố trí kho bảo quản nguyên liệu sản xuất pháo và kho bảo quản pháo thành phẩm theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
- Chỉ được sản xuất, gia công và bán các loại pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Sản xuất, bảo quản, vận chuyển pháo phải thực hiện đúng quy định đối với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
- Nhập khẩu, xuất khẩu pháo, nguyên liệu là thuốc sản xuất pháo phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Chỉ được bán pháo hoa cho các cơ quan, tổ chức khi có văn bản cho phép sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với các loại pháo không còn khả năng sử dụng phải lập hội đồng thanh lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.