Thành lập công ty chuyên về sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ thì đăng ký mã ngành nào theo đúng quy định pháp luật? Có được đăng ký mã ngành 2012 hay không?
>> Mã ngành 2733 là gì? Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 2012 – 20120 là về sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ. Nhóm này gồm:
- Sản xuất phân bón như:
+ Phân đạm ni tơ nguyên chất hoặc hỗn hợp, phân lân hoặc phân kali.
+ Phân urê, phân lân thô tự nhiên và muối kali thô tự nhiên.
- Sản xuất sản phẩm có chứa ni tơ như:
+ Axit nitơric và sunphua nitơric, amoni, amoni clorua, amoni cacbonat, kali nitơrat.
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất đất có than bùn làm thành phần chính.
- Sản xuất đất là hỗn hợp của đất tự nhiên, cát, cao lanh và khoáng.
- Sản xuất than tổ ong.
- Sản xuất than trấu, than thiêu kết.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ đăng ký mã ngành 2012 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2012: Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 2012 loại trừ đối với:
- Khai thác phân chim được phân vào nhóm 08910 (Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón).
- Sản xuất sản phẩm hoá học nông nghiệp, như thuốc trừ sâu được phân vào nhóm 20210 (Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp).
- Sản xuất phân trộn được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).
Căn cứ Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, quy định về phân loại phân bón như sau:
(i) Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
(ii) Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
(iii) Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
(iv) Phân bón rễ là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản (i), khoản (ii) và khoản (iii) Mục này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất.
(v) Phân bón lá là loại phân bón thuộc một trong các nhóm phân bón quy định tại khoản (i), khoản (ii) và khoản (iii) Mục này sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
Điều 9. Số lượng nhân lực tối thiểu thực hiện khảo nghiệm của tổ chức khảo nghiệm phân bón – Nghị định 84/2019/NĐ-CP Tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12 tháng). |