Hoạt động sản xuất gỗ trang trí ván mỏng có thuộc mã ngành 1621 về nhóm sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác hay không? Cụ thể gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 1623 là gì? Sản xuất bao bì bằng gỗ thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1621 -16210 là về sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác. Cụ thể gồm có:
- Sản xuất gỗ dán, bìa giấy đủ mỏng để sử dụng dán hoặc làm gỗ dán hoặc sử dụng cho các mục đích khác như:
+ Tấm gỗ được làm nhẵn, nhuộm, phủ, thấm tẩm, tăng cường (có giấy hoặc vải lót sau).
+ Làm dưới dạng rời.
- Sản xuất gỗ lạng, ván mỏng và các loại ván, tấm mỏng bằng gỗ tương tự.
- Sản xuất gỗ mảnh hoặc gỗ thớ.
- Sản xuất gỗ ván ghép và vật liệu dùng để cách nhiệt bằng thủy tinh.
- Sản xuất gỗ dán mỏng, gỗ trang trí ván mỏng.
Theo quy định nêu trên thì kinh doanh về sản xuất gỗ trang trí ván mỏng thuộc nhóm sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác nên sẽ đăng ký với mã ngành 1621.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1621 -16210: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Mục 3.5 của TCVN 5373:2020 Tiêu chuẩn Việt Nam về đồ gỗ nội thất thì bộ phận chủ yếu của đồ gỗ (main unit of wooden furniture) là bộ phận có chức năng chống đỡ, chịu tải, phân chia công năng trong đồ gỗ. Nếu thiếu các bộ phận này thì không thể hình thành nên sản phẩm.
Chú thích: Các bộ phận chủ yếu của bàn bao gồm mặt bàn, ngăn kéo, cánh cửa, tấm hông khung chân v.v... bộ phận chủ yếu của tủ bao gồm tấm hông, tấp nóc, tấm đáy, cánh tủ, khung chân v.v... Các bộ phận chủ yếu của ghế bao gồm, mặt ghế, tựa lưng, tay vịn, chân v.v...
Tại Mục 3.9 và Mục 3.10 của TCVN 5373:2020 Tiêu chuẩn Việt Nam về đồ gỗ nội thất gồm những nội dung sau đây:
(i) Đồ gỗ nội thất (wooden furniture):
Đồ nội thất sản xuất bằng gỗ hoặc vật liệu gỗ được sử dụng trong nhà, hoặc khu vực không chịu tác động của thời tiết.
(ii) Đồ gỗ mỹ nghệ (hand-carved wood furniture):
Đồ gỗ trang trí hoặc các chi tiết gỗ trang trí trong sản phẩm đồ gỗ có nhiều hoa văn họa tiết có tính thẩm mỹ cao, thường được sản xuất thủ công bởi các nghệ nhân điêu khắc gỗ.
3.17 Khuyết tật gia công (processing defects) Khuyết tật của gỗ do quá trình gia công chế biến như: lẹm cạnh, ván đầu to đầu nhỏ, ván lượn sóng, vết máy. 3.18 Khuyết màng sơn (exposed undercoat) Hiện tượng trên bề mặt gỗ xuất hiện một số vùng có kích thước nhỏ cục bộ ở đó không có màng sơn. 3.19 Khuyết tật (defects) Hiện tượng không bình thường về cấu tạo bên trong hoặc hình dáng bên ngoài của nguyên liệu. CHÚ THÍCH: Khuyết tật bên trong gỗ ví dụ như: mắt gỗ, thớ nghiêng, thớ loạn, thớ chùn, gỗ lệch tâm, khuyết tật bên ngoài của thân cây ví dụ như thân cong, thót ngọn, thân dẹt, bạnh vè, u bướu, khuyết tật của ván gỗ nhân tạo như lẹm cạnh, bần bề mặt, phồng rộp bề mặt ván v.vv.v... 3.20 Lẹm cạnh (wane) Hiện tượng cạnh của thanh gỗ hoặc tấm ván bị khuyết 1 phần, làm cho cạnh của chi tiết không còn hình dạng thẳng ban đầu. 3.21 Lỗ kim (pin holes) Những lỗ nhỏ trên bề mặt được tạo thành do màng sơn co rút trong quá trình làm khô. 3.22 Lỗ mọt (insect - hole/worm - hole) Lỗ thủng trên bề mặt gỗ do các loại côn cùng hại gỗ xâm nhập và đục khoét vào gỗ. 3.23 Mắt gỗ (knot) Dấu vết của cành nhánh để lại trên thân cây. CHÚ THÍCH: Dựa vào kết cấu giữa mắt gỗ và gỗ xung quanh phân thành: Mắt sống (phần gỗ tại vị trí mắt còn tươi), mắt chết (phần gỗ tại vị trí mắt bị khô hoặc hư hỏng), mắt biến màu và mắt mục. |