Mã ngành 1610 thuộc mã ngành nghề nào? Thành lập doanh nghiệp chuyên về cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ thì đăng ký mã ngành nào là đúng quy định của pháp luật hiện nay?
>> Mã ngành 2910 là gì? Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1622 là gì? Sản xuất đồ gỗ xây dựng thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 1610 là về cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (Theo STT 16 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg) bao gồm các hoạt dộng như: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.
(i) 16101: Cưa, xẻ và bào gỗ. Nhóm này gồm:
- Cưa, xẻ, bào và gia công cắt gọt gỗ.
- Xẻ mỏng, bóc vỏ, đẽo bào gỗ.
- Sản xuất tà vẹt bằng gỗ.
- Sản xuất sàn gỗ chưa lắp ráp.
- Sản xuất sợi gỗ, bột gỗ, vỏ bào, hạt gỗ.
(ii) 16102: Bảo quản gỗ. Nhóm này gồm:
- Làm khô gỗ.
- Tẩm hoặc xử lý hoá chất gỗ với chất bảo quản hoặc nguyên liệu khác.
Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp chuyên về cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ thì có thể đăng ký mã ngành 1610 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1610: Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 1610 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Xẻ gỗ và sản xuất gỗ thô được phân vào nhóm 02210 (Khai thác gỗ).
- Sản xuất lớp gỗ mỏng dùng trong gỗ dán, gỗ ván và tấm panen được phân vào nhóm 16210 (Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác).
- Sản xuất ván ốp, hạt gỗ, gỗ đúc được phân vào nhóm 16220 (Sản xuất đồ gỗ xây dựng).
Căn cứ Điều 66 Luật Lâm nghiệp 2017, có những chính sách phát triển sau đây đối với hoạt động chế biến lâm sản:
- Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.
Điều 29. Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES - Nghị định 06/2019/NĐ-CP 1. Điều kiện chế biến, kinh doanh: a) Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước; b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này; c) Có sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2. Được chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày vì mục đích thương mại: a) Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES khai thác hợp pháp từ tự nhiên; b) Mẫu vật các loài động vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F2 trở về sau; các loài động vật thuộc Phụ lục II CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản từ thế hệ F1 trở về sau; mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo theo quy định của Nghị định này; c) Mẫu vật các loài thuộc Phụ lục II CITES sau xử lý tịch thu. 3. Sản phẩm chế biến từ động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục phải được quản lý truy xuất nguồn gốc: a) Tổ chức, cá nhân chế biến động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải mở sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gồm theo dõi nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của quá trình chế biến phù hợp với loại mẫu vật chế biến; b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra nguồn gốc, hoạt động chế biến sản phẩm các loài thủy sản hoang dã nguy cấp trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động; c) Cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra nguồn gốc; hoạt động chế biến sản phẩm động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này trên cơ sở sổ theo dõi hoạt động. |