Mã ngành 1074 thuộc ngành nghề kinh doanh nào? Muốn thành lập công ty sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự thì đăng ký mã ngành nào là đúng quy định?
>> Mã ngành 1062 là gì? Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 1074 là về sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự (Theo STT 10 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Sản xuất mì như mỳ ống, mỳ sợi kể cả đã được nấu, nhồi hoặc chưa.
- Sản xuất bột mỳ (nấu với thịt).
- Sản xuất mỳ đông lạnh hoặc mỳ đóng gói.
Như vậy, đối với trường hợp thành lập công ty sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự thì đăng ký mã ngành 1074 là đúng với quy định của pháp luật.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1074: Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, những trường hợp loại trừ đối với mã ngành 1074 - sản xuất súp mỳ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa phân vào đâu).
Mã ngành 10790 là về sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu bao gồm các hoạt đọng như:
- Sản xuất súp và nước xuýt.
- Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn.
- Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt.
- Sản xuất dấm.
- Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo.
- Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã).
- Sản xuất men bia.
- Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm.
- Sản xuất sữa tách bơ và bơ.
- Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng.
- Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt.
- Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo.
- Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến.
- Sản xuất thực phẩm chức năng.
Lưu ý các trường hợp loại trừ sau đây:
- Trồng cây gia vị được phân vào nhóm 0128 (Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm).
- Sản xuất inulin được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột).
- Sản xuất pizza đông lạnh được phân vào nhóm 10750 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn).
- Sản xuất rượu mạnh, bia, rượu vang và đồ uống nhẹ được phân vào ngành 11 (Sản xuất đồ uống).
- Sản xuất sản phẩm thực vật cho mục đích làm thuốc được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).
(Căn cứ STT 10 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
Căn cứ Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định như sau:
(i) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.