Thành lập công ty sản xuất sản phẩm đá nhân tạo như ngói, đá lát tường có được đăng ký mã ngành 2395 về sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao không?
>> Mã ngành 1394 là gì? Sản xuất các loại dây bện và lưới thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2395 – 23950 là về sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất bê tông đúc sẵn, xi măng hoặc các sản phẩm đá nhân tạo sử dụng trong xây dựng như: Ngói, đá lát tường, gạch, tấm, thanh, ống...
- Sản xuất các hợp chất xây dựng đúc sẵn dùng trong xây dựng hoặc xây dựng dân dụng từ đá, xi măng hoặc đá nhân tạo.
- Sản xuất các sản phẩm vữa dùng trong xây dựng như: Dạng tấm, bảng, thanh.
- Sản xuất nguyên liệu xây dựng từ thực vật (gỗ, sợi thực vật, rơm, rạ, bấc) được trộn với xi măng, vôi, vữa và các khoáng khác.
- Sản xuất các sản phẩm từ xi măng amiăng hoặc xi măng sợi xenlulo hoặc vật liệu tương tự như: Các tấm gấp nhiều lần, thanh, ngói, ống, vòi, vò, bồn rửa, khung cửa sổ.
- Sản xuất các sản phẩm khác như: chậu hoa, bức phù hiệu, tượng từ bê tông, vôi, vữa, xi măng hoặc đá nhân tạo.
- Sản xuất vữa bột.
- Sản xuất bê tông trộn sẵn và bê tông khô.
Loại trừ: Sản xuất xi măng và vữa chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa).
Như vậy công ty chuyên kinh doanh sản xuất sản phẩm đá nhân tạo như ngói, đá lát tường, gạch có thể đăng ký mã ngành 2395 – 23950 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2395: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 2391 – 23910 là về sản xuất sản phẩm chịu lửa. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất vữa, bê tông, xi măng chịu lửa.
- Sản xuất sản phẩm gốm sứ chịu lửa như:
+ Đồ gốm sứ cách nhiệt từ nguyên liệu hoá thạch silic.
+ Gạch, ngói chịu lửa.
+ Sản xuất bình, nồi, vòi, ống.
Nhóm này cũng gồm: Sản xuất đồ chịu lửa có chứa manhe, cromit, đolomit.
Căn cứ Điều 11, Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm giấy tờ sau:
(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân quy định tại Phụ lục I-1 ban hành kèm Thông tư 01/2021/NĐ-CP.
(ii) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |