Trường hợp doanh nghiệp sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột thì đăng ký mã ngành nào thì đúng quy định pháp luật? Có được đăng ký mã ngành 1062 hay không?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 1062 – 10620 là về sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột. Nhóm này gồm:
- Sản xuất tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô...
- Sản xuất bột ngô ướt.
- Sản xuất đường glucô, mật ong nhân tạo, inulin...
- Sản xuất glutein.
- Sản xuất bột sắn và các sản phẩm phụ của sắn.
- Sản xuất dầu ngô.
Loại trừ:
- Sản xuất đường lactose (đường sữa) được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).
- Sản xuất đường mía hoặc đường củ cải được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).
Như vậy, doanh nghiệp sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột đăng ký mã ngành 1062 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1062: Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm 10500 là về chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhóm này gồm:
- Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và / hoặc đã xử lý đun nóng.
- Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa.
- Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá.
- Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường.
- Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn.
- Sản xuất bơ.
- Sản xuất sữa chua.
- Sản xuất pho mát hoặc sữa đông.
- Sản xuất sữa chua lỏng (chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông lại).
- Sản xuất casein hoặc lactose.
- Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.
Loại trừ:
- Sản xuất sữa thô (động vật lấy sữa) được phân vào nhóm 01412 (Chăn nuôi trâu, bò).
- Sản xuất sữa thô (cừu, ngựa, dê, lừa...) được phân vào nhóm 01442 (Chăn nuôi dê, cừu).
- Sản xuất sữa tách bơ và các sản phẩm bơ được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
- Hoạt động cửa hiệu sản xuất kem được phân vào nhóm 5610 (Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác).
Căn cứ Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:
(i) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
(ii) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
(iii) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp – Luật Doanh nghiệp 2020 1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. 2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. 3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. |