Nuôi tôm thẻ chân trắng đăng ký mã ngành 0321 đúng quy định pháp luật hiện hành không? Nhóm mã ngành 0321 về nuôi trồng thủy sản biển bao gồm những nội dung gì?
>> Mã ngành 1313 là gì? Hoàn thiện sản phẩm dệt thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2220 là gì? Sản xuất sản phẩm từ plastic thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0321 là về nuôi trồng thủy sản biển. Cụ thể là nuôi trồng các loại thủy sản ở môi trường nước mặn (bãi triều, ven biển, biển khơi). Gồm những nội dung sau đây:
(i) Mã ngành 03211: Nuôi cá. Cụ thể là nuôi các loại cá (cá mú, cá hồi...), bao gồm cả cá cảnh.
(ii) Mã ngành 03212: Nuôi tôm, bao gồm nuôi các loại tôm (tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng...)
(iii) Mã ngành 03213: Nuôi thủy sản khác. Nhóm này gồm nuôi động vật giáp xác (cua, ghẹ...), nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (hàu, vẹm, ốc hương...) và các loại thủy sản khác (rong biển, rau câu,..).
(iv) Mã ngành 03214: Sản xuất giống thủy sản biển.
- Theo đó, gồm các hoạt động tạo giống, ươm giống và thuần dưỡng giống các loại thủy sản (cá, tôm, thủy sản khác) nhằm mục đích bán để nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí trong các môi trường nước mặn.
- Nhóm này cũng bao gồm:
+ Nuôi trồng thủy sản trong bể, bồn nước mặn, lợ;
+ Nuôi giun biển.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0321: Nuôi trồng thủy sản biển (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0321 loại trừ trường hợp nuôi ba ba, ếch, cá sấu phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt).
Nhóm 03222 là về nuôi tôm thuộc mã ngành 0322: Nuôi trồng thủy sản nội địa.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi - Luật Chăn nuôi 2018 1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái. 4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi. 5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 5. Chiến lược phát triển chăn nuôi - Luật Chăn nuôi 2018 1. Chiến lược phát triển chăn nuôi trên phạm vi cả nước được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2. Nội dung chính của chiến lược phát triển chăn nuôi bao gồm quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án và tổ chức thực hiện. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi. Điều 7. Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi - Luật Chăn nuôi 2018 1. Công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên, khuyến khích ứng dụng trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. 2. Tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong chăn nuôi được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. |