Hoạt động tẩy quần áo bò có thuộc nhóm về hoàn thiện sản phẩm dệt hay không? Nếu như đăng ký mã ngành 1313 thì có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
>> Mã ngành 2220 là gì? Sản xuất sản phẩm từ plastic thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2393 là gì? Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 1313 – 13130 là về những hoạt động hoàn thiện sản phẩm dệt. Nhóm này bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
- Tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo.
- Hồ vải, nhuộm, hấp, làm co, chống co, ngâm kiềm vải, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo.
- Tẩy quần áo bò.
- Xếp nếp và các công việc tương tự trên sản phẩm dệt.
- Làm chống thấm nước, tạo lớp phủ, cao su hoá hoặc ngâm vải.
- In lụa trên trang phục và sản phẩm dệt.
Như vậy, hoạt động tẩy quần áo bò thuộc nhóm về hoàn thiện sản phẩm dệt. Theo quy định nêu trên thì sẽ đăng ký mã ngành 1313.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1313 - 13130: Hoàn thiện sản phẩm dệt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 1313 loại trừ nhóm sản xuất vải dệt được ngâm tẩm, phủ lớp cao su, cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su).
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 2219 - 22190 là về nhóm sản xuất sản phẩm khác từ cao su. Cụ thể nhóm này gồm những hoạt động sau đây:
- Sản xuất các sản phẩm khác từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, cao su chưa lưu hoá hoặc đã lưu hoá hoặc đã làm cứng như:
+ Đĩa cao su, tấm, mảnh, thanh cao su.
+ Ống, vòi cao su.
+ Sản xuất băng tải, băng truyền bằng cao su.
+ Đồ dùng vệ sinh bằng cao su: Dụng cụ tránh thai cao su, chai chườm nước nóng.
+ Quần áo bằng cao su (nếu quần áo được sản xuất bằng cách gắn dán, chứ không phải khâu).
+ Tấm phủ sàn bằng cao su.
+ Cáp và sợi cao su.
+ Sợi cao su hoá,
+ Vòng, thiết bị phụ và chất gắn bằng cao su.
+ Trục cán bằng cao su.
+ Đệm hơi cao su.
+ Sản xuất bóng bay.
- Sản xuất chổi cao su.
- Sản xuất ống cao su cứng.
- Sản xuất lược cao su, lô cuốn tóc cao su và đồ tương tự.
Ngoài những hoạt động nêu trên, nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất nguyên liệu sửa chữa cao su.
- Sản xuất sản phẩm dệt được tráng, phủ cao su với cao su là thành phần chính.
- Đệm nước cao su.
- Túi tắm bằng cao su.
- Quần áo lặn bằng cao su.
- Các vật dùng trong sinh hoạt tình dục bằng cao su.
- Sản xuất thảm từ cao su lỗ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. 2. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị. 3. Sản phẩm, hàng hóa không có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. 4. Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây gọi là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường. 5. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. ... |