Thành lập công ty chuyên về khai thác gỗ thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0220 hay không?
>> Mã ngành 0163 là gì? Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, Mã ngành 0220 - 02200 là về khai thác gỗ. Nhóm này bao gồm:
- Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho ngành chế biến lâm sản.
- Hoạt động khai thác gỗ tròn dùng cho làm đồ mộc như cột nhà, cọc đã được đẽo sơ, tà vẹt đường ray,...
- Đốt than hoa tại rừng bằng phương thức thủ công.
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên kinh doanh về khai thác gỗ thì có thể đăng ký mã ngành 0220 - 02200 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0220: Khai thác gỗ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Căn cứ Điều 11, Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm giấy tờ sau:
(i) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân quy định tại Phụ lục I-1 ban hành kèm Thông tư 01/2021/NĐ-CP.
(ii) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Căn cứ Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân khai thác gỗ gồm các nội dung như sau:
- Tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có).
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Thông tin đăng ký thuế.
- Số lượng lao động dự kiến.
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng – Nghị định 156/2018/NĐ-CP 1. Khai thác gỗ rừng trồng a) Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; b) Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định. 2. Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng a) Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Khai thác tận thu gỗ rừng trồng a) Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng; b) Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 5. Hưởng lợi từ khai thác lâm sản a) Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản; b) Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước. |