Thành lập công ty chuyên về săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan thì phải đăng ký mã ngành nào? Được đăng ký mã ngành 0170 hay không?
>> Mã ngành 0163 là gì? Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0150 là gì? Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0170 là về săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan (Theo STT 01 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Săn bắt và bẫy thú để bán.
- Bắt động vật để làm thực phẩm, lấy lông, lấy da hoặc để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, nuôi trong sở thú hay trong gia đình.
- Sản xuất da, lông thú, da bò sát và lông chim từ các hoạt động săn bắt.
- Bắt động vật có vú ở biển như hà mã và hải cẩu.
- Hoạt động khai thác yến ở hang, xây nhà gọi yến.
- Thuần hoá thú săn được ở các vườn thú.
- Các hoạt động dịch vụ nhằm kích thích sự săn bắt và đánh bẫy để bán.
Như vậy, trường hợp bạn định thành lập công ty chuyên về săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan thì có thể đăng ký mã ngành 0170 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0170: Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 0170 - Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Sản xuất lông, da thú, da bò sát, lông chim từ hoạt động chăn nuôi được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú).
- Đánh bắt cá voi, cá mập được phân vào nhóm 03110 (Khai thác thủy sản biển).
- Sản xuất da sống và các loại da của các lò mổ được phân vào 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú).
- Các hoạt động dịch vụ có liên quan đến săn bắt, thể thao hoặc giải trí được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
Căn cứ Điều 67 Luật Lâm nghiệp 2017, việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:
- Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp từ cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc gây nuôi.
+ Mẫu vật có nguồn gốc khai thác hợp pháp từ tự nhiên.
+ Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng thông thường phải bảo đảm có nguồn gốc hợp pháp.
Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng - Luật Lâm nghiệp 2017 1. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây: a) Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; b) Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; c) Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; d) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng. 2. Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây: a) Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng; b) Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp. |