Đối với trường hợp xử lý hạt giống để nhân giống thì đăng ký mã ngành 0164 có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không? Cụ thể nhóm này gồm nội dung gì?
>> Mã ngành 0145 là gì? Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0892 là gì? Khai thác và thu gom than bùn thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0164 - 01640: Xử lý hạt giống để nhân giống. Cụ thể thì nhóm này bao gồm hoạt động lựa chọn những hạt giống đủ chất lượng thông qua việc loại bỏ những hạt không đủ chất lượng bằng cách sàng lọc, chọn một cách kỹ lưỡng để loại bỏ những hạt bị sâu, những hạt giống còn non, chưa khô để bảo quản trong kho. Những hoạt động này bao gồm phơi khô, làm sạch, phân loại và bảo quản cho đến khi chúng được bán trên thị trường.
Như vậy, đối với trường hợp xử lý hạt giống để nhân giống thì đăng ký mã ngành 0164 theo quy định pháp luật nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0164 - 01640: Xử lý hạt giống để nhân giống (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Sản xuất hạt giống các loại được phân vào nhóm 011 (Trồng cây hàng năm) và nhóm 012 (Trồng cây lâu năm).
- Hoạt động nghiên cứu về di truyền học làm thay đổi hạt giống phát triển hoặc lai ghép giống mới được phân vào nhóm 721 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật).
- Chế biến hạt giống để làm dầu thực vật được phân vào nhóm 10402 (Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật).
(i) Mã ngành 011: Trồng cây hàng năm.
Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng của cây không kéo dài hơn một năm.
(ii) Mã ngành 012: Trồng cây lâu năm.
Nhóm này bao gồm các hoạt động trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng nhiều hơn một năm hoặc có thời gian sinh trưởng trong một năm nhưng cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm.
(iii) Mã ngành 721: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
(iv) Mã ngành 10402: Sản xuất dầu, bơ thực vật gồm những nội dung sau đây:
- Thực vật thô, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu nho, dầu cải hoặc dầu mù tạc, dầu hạt lanh...
- Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các hạt có dầu chưa lấy dầu.
- Sản xuất dầu thực vật tinh luyện: Dầu ôliu, dầu đậu nành...
- Chế biến dầu thực vật: Luộc, khử nước, hiđrô hoá...
- Sản xuất bơ thực vật.
- Sản xuất chất phết bánh từ dầu thực vật.
- Nhóm này cũng gồm: Sản xuất khô dầu, xơ bông và các sản phẩm phụ khác từ sản xuất dầu.
Điều 29. Nhập khẩu giống cây trồng - Luật Trồng trọt 2018 1. Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương. Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 của Luật này. 2. Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. 3. Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây: a) Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng; b) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều này; c) Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu; d) Giống cây trồng gửi kho ngoại quan. 4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu. 5. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng. |