Mã ngành 0144 quy định về vấn đề gì? Trường hợp muốn chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai thì đăng ký mã ngành nào sẽ đúng quy định của pháp luật?
>> Mã ngành 0141 là gì? Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0115 là gì? Trồng cây thuốc lá, thuốc lào thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg ban hành ngày 06/07/2018 thì mã ngành 0144 là chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai. Cụ thể bao gồm những nội dung sau:
(i) Mã ngành 0144: Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai.
(ii) Mã ngành 01441: Sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai.
Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để sản xuất giống.
- Sản xuất tinh dịch dê, cừu, hươu, nai.
(iii) Mã ngành 01442: Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai
Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để lấy thịt.
- Sản xuất sữa nguyên chất từ dê và cừu sữa.
- Chăn nuôi cừu để lấy lông.
Như vậy, chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai đăng ký mã ngành 0149 là đúng với quy định pháp luật.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0144: Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0149 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Công việc cắt xén lông cừu trên cơ sở phí và hợp đồng được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi).
- Sản xuất da lông kéo thành sợi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Chế biến sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).
(i) Mã ngành 0162 - 01620: Hoạt động dịch vụ chăn nuôi gồm các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí và hợp đồng các công việc sau:
- Hoạt động để thúc đẩy việc nhân giống; tăng trưởng và sản xuất sản phẩm động vật.
- Kiểm tra vật nuôi, chăn dắt cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng trại, lấy phân...
- Các hoạt động liên quan đến thụ tinh nhân tạo.
- Cắt, xén lông cừu.
- Các dịch vụ chăn thả, cho thuê đồng cỏ.
- Nuôi dưỡng và thuần dưỡng thú.
- Phân loại và lau sạch trứng gia cầm, lột da súc vật và các hoạt động có liên quan.
- Đóng móng ngựa, trông nom ngựa.
(ii) Mã ngành 101 - 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt gồm: Các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
- Mã ngành 10101: Giết mổ gia súc, gia cầm
+ Hoạt động giết mổ bao gồm giết, mổ, đóng gói, bảo quản thịt: trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa, thỏ, các loại gia cầm, lạc đà...
+ Nhóm này cũng gồm hoạt động giết mổ cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng.
- Mã ngành 10102: Chế biến và bảo quản thịt
+ Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng nguyên con.
+ Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng pha miếng.
+ Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng từng phần riêng.
+ Hoạt động chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng.
+ Sản xuất da sống và lông thú bắt nguồn từ hoạt động giết mổ kể cả từ những người buôn bán da lông thú.
+ Chế biến mỡ động vật.
+ Chế biến lục phủ ngũ tạng động vật.
+ Sản xuất lông vũ.
- Mã ngành 10109: Chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt gồm:
+ Sản xuất thịt sấy khô, hun khói, ướp muối.
+ Sản xuất sản phẩm thịt gồm: Xúc xích, pate, thịt dăm bông.
(iii) Mã ngành 105 - 1050 -10500: Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa gồm:
- Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hoá và / hoặc đã xử lý đun nóng.
- Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa.
- Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng, diệt khuẩn, đồng hoá.
- Sản xuất sữa làm khô hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường.
- Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn.
- Sản xuất bơ.
- Sản xuất sữa chua.
- Sản xuất pho mát hoặc sữa đông.
- Sản xuất sữa chua lỏng (chất lỏng giống nước còn lại sau khi sữa chua đã đông lại).
- Sản xuất casein hoặc lactose.
- Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây.