Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò thì đăng ký mã ngành 0141 có được hay không? Mã ngành 0141 quy định cụ thể về nội dung gì?
>> Mã ngành 0115 là gì? Trồng cây thuốc lá, thuốc lào thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0162 là gì? Hoạt động dịch vụ chăn nuôi thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 0141 là chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò. Bao gồm:
(i) 01411: Sản xuất giống trâu, bò. Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi trâu, bò để sản xuất giống.
- Sản xuất tinh dịch trâu, bò.
(i) 01412: Chăn nuôi trâu, bò. Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi trâu, bò thịt; cày kéo.
- Sản xuất sữa nguyên chất từ bò và trâu sữa.
Loại trừ:
- Chế biến sữa ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò thì có thể đăng ký mã ngành 0141 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0141: Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi gồm:
(i) Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
(ii) Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
(iii) Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
(iv) Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
(v) Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
(vi) Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
(vii) Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
(viii) Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
(ix) Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
(x) Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
(xi) Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
(xii) Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(xiii) Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
(xiv) Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Căn cứ Điều 22 Luật Chăn nuôi 2018, điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi được quy định như sau:
(i) Con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.
(ii) Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi.
- Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
- Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
- Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
(iii) Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại gạch đầu dòng thứ năm khoản (ii) Mục này.