Thành lập công ty chuyên về trồng cây thuốc lá, thuốc lào thì đăng ký mã ngành nào? Mã ngành 0115 quy định về vấn đề gì?
>> Mã ngành 0162 là gì? Hoạt động dịch vụ chăn nuôi thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0161 là gì? Hoạt động dịch vụ trồng trọt thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0115 - 01150 là về trồng cây thuốc lá, thuốc lào. Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây thuốc lá, thuốc lào để cuốn thuốc lá điếu (xì gà) và để chế biến thuốc lá, thuốc lào theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về trồng cây thuốc lá, thuốc lào thì có thể đăng ký mã ngành 0115 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0115: Trồng cây thuốc lá, thuốc lào (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0115 sẽ loại trừ đối với hoạt động chế biến thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá).
Tại Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 1200 là về sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trong đó:
(i) 12001: Sản xuất thuốc lá
Nhóm này gồm:
- Chế biến lá thuốc lá thành sợi thuốc lá.
- Sản xuất thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá như: thuốc lá điếu.
- Sản xuất thuốc lá đã được đồng hoá hoặc đã được chế biến.
Loại trừ:
- Trồng thuốc lá được phân vào nhóm 01150 (Trồng cây thuốc lá, thuốc lào).
- Sơ chế thô lá thuốc lá được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch).
(i) 12009: Sản xuất thuốc hút khác
Nhóm này gồm:
- Sản xuất xì gà, thuốc lá hút tẩu, thuốc lá nhai, thuốc lá rê.
Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt – Luật Trồng trọt 2018 1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. 2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm: a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch; b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng; c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều 7. Hợp tác quốc tế về trồng trọt – Luật Trồng trọt 2018 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế. 2. Nội dung ưu tiên hợp tác quốc tế về trồng trọt bao gồm: a) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, quy trình và công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, trao đổi thông tin và nguồn gen cây trồng; b) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trồng trọt; c) Hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng; d) Xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong trồng trọt. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt. |