Thành lập công ty chuyên về hoạt động dịch vụ trồng trọt thì đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0161 hay không?
>> Mã ngành 0240 là gì? Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0114 là gì? Trồng cây mía thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 0161- 01610 là về hoạt động dịch vụ trồng trọt. Nhóm này gồm:
- Các hoạt động được chuyên môn hóa phục vụ cho bên ngoài trên cơ sở phí hoặc hợp đồng các công việc sau:
+ Xử lý cây trồng.
+ Phun thuốc bảo vệ thực vật, phòng chống sâu bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng.
+ Cắt, xén, tỉa cây lâu năm.
+ Làm đất, gieo, cấy, sạ, thu hoạch.
+ Kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng.
+ Kiểm tra hạt giống, cây giống.
+ Cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển.
+ Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về hoạt động dịch vụ trồng trọt thì có thể đăng ký mã ngành 0161 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0161: Hoạt động dịch vụ trồng trọt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0161 sẽ loại trừ:
- Các hoạt động cho cây trồng sau thu hoạch được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch).
- Hoạt động của các nhà nông học và nhà kinh tế nông nghiệp được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu).
- Tổ chức trình diễn hội chợ sản phẩm nông nghiệp được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại).
- Kiến trúc phong cảnh được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc).
Căn cứ Điều 29 Luật Trồng trọt 2018, nhập khẩu giống cây trồng được quy định cụ thể như sau:
(i) Giống cây trồng, hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành; hạt giống bố mẹ để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
Trường hợp nhập khẩu phục vụ mục đích mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 Luật Trồng trọt 2018.
(ii) Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành chỉ được nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
(iii) Giống cây trồng nhập khẩu phục vụ sản xuất, mua bán phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và đạt yêu cầu về chất lượng, trừ trường hợp sau đây:
- Hạt bố mẹ để sản xuất hạt lai của giống cây trồng.
- Giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu theo quy định tại khoản (ii) Mục này.
- Giống cây trồng tạm nhập, tái xuất hoặc quá cảnh hoặc chuyển khẩu.
- Giống cây trồng gửi kho ngoại quan.
(iv) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu.
(v) Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng.
Điều 28. Xuất khẩu giống cây trồng – Luật Trồng trọt 2018 1. Giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương 2. Giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép 3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng quy định tại khoản 2 Điều này. |