Kinh doanh về trồng ngô, trồng lúa mạch đăng ký mã ngành 0112 có đúng quy định pháp luật không? Nhóm trồng ngô và cây lương thực có hạt khác gồm những loại nào?
>> Mã ngành 0122 là gì? Trồng cây lấy quả chứa dầu thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0112 – 01120 là về trồng ngô và cây lương thực có hạt khác. Cụ thể trong nhóm này bao gồm các hoạt động gieo trồng ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như: lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, kê.
Như vậy, kinh doanh về trồng ngô, trồng lúa mạch thuộc nhóm trồng ngô và cây lương thực có hạt khác và sẽ phải đăng ký mã ngành 0112 là đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0112 – 01120: Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0112 loại trừ nhóm trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc được phân vào nhóm 0119 về trồng cây hàng năm khác.
Cụ thể là nhóm trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc là mã ngành 01199 thuộc nhóm 01199 về trồng cây hàng năm khác còn lại. Nội dung cụ thể bao gồm các hoạt động trồng cây nông nghiệp hàng năm chưa được phân vào các nhóm từ 0111 đến 0119. Gồm: Các hoạt động trồng cây thức ăn gia súc như: trồng ngô cây, trồng cỏ, chăm sóc đồng cỏ tự nhiên; thả bèo nuôi lợn; trồng cây làm phân xanh (muồng muồng); trồng cây sen, v.v...
Điều 2. Giải thích từ ngữ - Luật Chăn nuôi 2018 1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. 2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người. 3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình. 4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức 5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. 6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. ... 25. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống. 26. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống. 27. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. 28. Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi. 29. Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác. 30. Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 31. Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường. … |