PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Tôi là lao động nữ, đang làm công việc lái đầu máy xe lửa tại công ty X. Vậy tôi có được hưởng quyền và chế độ như thế nào, có khác vói lao động bình thường không? Mong được tư vấn, xin xảm ơn !!
>> Doanh nghiệp có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không?
>> Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
- Đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được NSDLĐ chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
Khi làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, NLĐ không chỉ hưởng được một số quyền lợi mà còn có được những chế độ hưu trí, ốm đau,… Cụ thể:
- Chế độ hưu trí:
Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Tham khảo chi tiết: Điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021
- Chế độ ốm đau:
Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ với số ngày:
Xem thêm: Điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau 2022
- Chế độ bệnh nghề nghiệp:
Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội:
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!