Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank, lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2025? Cạnh tranh lãi suất không lành mạnh của các tổ chức tín dụng là gì? Hành vi này có bị xử phạt không?
>> Hàng hóa nguy hiểm là gì? Danh mục hàng hóa nguy hiểm bao gồm những nội dung gì?
>> Chiến lược là gì? Quy trình xây dựng chiến lược như thế nào?
Quý khách có thể tham khảo lãi suất ngân hàng năm 2025 của các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank dưới đây:
Lãi suất ngân hàng Agribank năm 2025 |
|
Lãi suất ngân hàng Vietcombank năm 2025 |
|
Lãi suất ngân hàng VietinBank năm 2025 |
|
Lãi suất ngân hàng BIDV năm 2025 |
Theo đó, đối với kỳ hạn 36 tháng, lãi suất ngân hàng Vietinbank và Agribank đang cao nhất là 4,8%/năm sau đó là BIDV và Vietcombank với 4,7%/năm.
Đối với kỳ hạn 03 tháng Agribank có mức lãi suất cao nhất với 2,5%/năm. Sau đó là Vietinbank và BIDV với 2%/năm, sau cùng là Vietcombank với 1,9%/năm.
(Mức lãi suất trên là mức lãi suất tiền gửi ngân hàng đối với cá nhân)
Lưu ý: Các thông tin trên về “Lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2025 nhóm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank?” chỉ mang tính tham khảo. Mức lãi suất có thể thay đổi tùy từng địa bàn và thời điểm. Để biết mức lãi suất cụ thể Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Chi nhánh/Phòng Giao dịch của các ngân hàng trên.
File Excel tính lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng năm 2025 |
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất năm 2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Theo đó có thể hiểu cạnh tranh lãi suất không lành mạnh là việc các tổ chức tài chính, ngân hàng, hoặc cá nhân đưa ra mức lãi suất vượt quá giới hạn cho phép nhằm thu hút khách hàng.
Hành động này có thể gây ra sự mất cân bằng trong thị trường tài chính, làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tài chính khác và có thể dẫn đến rủi ro tài chính trong dài hạn.
Ví dụ về cạnh tranh lãi suất không lành mạnh
- Đưa ra lãi suất huy động vượt mức quy định: Cung cấp lãi suất tiền gửi cao hơn trần lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan quản lý quy định để thu hút vốn.
- Cung cấp lãi suất cho vay quá thấp: Đưa ra lãi suất cho vay dưới mức chi phí thực tế, nhằm chiếm lĩnh thị phần nhưng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản và nợ xấu.
Tại Công điện 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng do Thủ tướng Chính phủ điện. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện:
c) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo doanh thu, lợi nhuận và trả nợ vay cho ngân hàng. Kiên quyết xử lý nghiêm theo thẩm quyền và quy định pháp luật các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay).
Như vậy, hành vi cạnh tranh lãi suất không lành mạnh (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quyết đinh 2411/QĐ-NHNN năm 2024
|