Tôi dự định mua bất động sản, nhưng trên sổ đỏ có những ký hiệu LUC, LUK, LUN, BHK, NHK mà tôi chưa rõ. Vậy những ký hiệu LUC, LUK, LUN, BHK, NHK có nghĩa là gì? – Hà Lê (Cà Mau).
>> Ký hiệu BCS, DCS, NCS trên bản đồ địa chính có nghĩa là gì?
>> Ký hiệu RDD trên sổ đỏ có nghĩa là gì?
Ký hiệu loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trên sổ đỏ được quy đinh cụ thể tại khoản 13 Mục III Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTNMT ngày 28/02/2022 thì ký hiệu loại đất được giải thích cụ thể như sau:
STT |
Ký hiệu trên sổ đỏ |
Loại đất (thuộc nhóm đất nông nghiệp) |
1 |
LUC |
Đất chuyên trồng lúa nước |
2 |
LUK |
Đất trồng lúa nước còn lại |
3 |
LUN |
Đất lúa nương |
4 |
BHK |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác |
5 |
NHK |
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác |
Luật Đất đai và văn bản sửa đổi, hướng dẫn (áp dụng từ ngày 20/5/2023)
Ý nghĩa những ký hiệu LUC, LUK, LUN, BHK, NHK trên sổ đỏ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP giải thích về đất trồng lúa như sau:
- Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
- Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
- Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
- Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Ngoài ra: Cây hàng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 năm (khoản 8 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP).
Căn cứ theo Điều 134 Luật Đất đai 2013 quy định về chế độ sử dụng đất trồng lúa cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
- Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.
Điều 22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai – Luật đất đai 2013 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. |