Tôi muốn kinh doanh vận tải hành khách năm 2024 nhưng không biết có cần xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hay không? Mong được giải đáp! – Mỹ An (Quảng Ninh).
>> Luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất 2024 là Luật nào? Có gì nổi bật?
Theo khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP gồm những nội dung sau đây:
- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Giải đáp thắc mắc kinh doanh vận tải hành khách 2024, có phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
Như vậy, theo quy định trên thì việc kinh doanh vận tải hành khách phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hay còn được gọi là Giấy phép kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, thì nội dung Giấy phép kinh doanh phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
- Người đại diện theo pháp luật.
- Các hình thức kinh doanh.
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Lưu ý, khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định – Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung một số điều bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2024) 1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này. ... 4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai; b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe. ... 7. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việc thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển; chỉ cho xe vận chuyển hành khách xuất bến nếu đủ điều kiện. ... 8. Bến xe khách phải sử dụng phần mềm quản lý bến xe khách để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm: Tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Cục Đường bộ Việt Nam. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định thực hiện lưu trữ Lệnh vận chuyển của các chuyến xe đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm. |