Không đóng tiền điện bao lâu thì công ty điện lực có quyền cắt điện? Ngừng, giảm mức cung cấp điện được áp dụng trong những trường hợp nào?
>> Trách nhiệm của doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước năm 2024?
>> Năm 2024, có được sử dụng xe 09 chỗ ngồi để chạy taxi không?
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật số 24/2012/QH13), thì trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.
Như vậy, công ty điện lực có quyền cắt điện trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện sau hai lần thông báo thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, công ty điện lực điện có quyền ngừng cấp điện.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp câu hỏi: Không đóng tiền điện bao lâu thì công ty điện lực có quyền cắt điện
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, bên bán điện được ngừng, giảm mức cung cấp điện trong các trường hợp sau:
- Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện theo quy định tại Điều 27 Luật Điện lực 2004.
- Bên mua điện có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 7 Luật Điện lực 2004.
- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật Điện lực 2004, Luật xây dựng 2014, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ Công Thương quy định cụ thể về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện; chi phí ngừng và cấp điện trở lại.
Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện được quy định như sau:
(i) Các hành vi vi phạm của bên bán điện bao gồm:
- Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành.
- Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn.
- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
(ii) Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
- Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký.
- Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng.
- Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm.
- Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện.
- Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng.
- Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ công tơ điện của bên mua điện - Nghị định 137/2013/NĐ-CP 1. Bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện. Trường hợp công tơ điện bị mất phải bồi thường, làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định. 2. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác, phải được sự đồng ý của bên bán điện và phải chịu chi phí di chuyển. |