Khi cúng ông Táo cần lưu ý những gì cho phải lễ? Kiêng kỵ những điều gì? Lễ vật, mâm cỗ cúng và thứ tự cúng ông Táo thế nào? Khấn ông Táo như thế nào là đúng và chuẩn?
>> Lịch nghỉ tết Viettel Post 2025 là ngày mấy?
>> Công ty được xem là sử dụng nhiều lao động nữ trong trường hợp nào?
Bài viết sẽ tổng hợp mẫu “Khi cúng ông Táo cần lưu ý những gì cho phải lễ? Kiêng kỵ những điều gì?” dựa trên có nguồn tham khảo. Vì vậy, nội dung về “Khi cúng ông Táo cần lưu ý những gì cho phải lễ? Kiêng kỵ những điều gì?” chỉ để tham khảo.
Đưa ông Táo về trời là một phong tục tâm linh rất quan trọng của người Việt vào những ngày cuối năm. Ngày này được coi là dấu mốc để chuẩn bị cho một năm mới. Do đó, các gia đình cần chú ý kỹ lưỡng đến những điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo, nhằm giúp khởi đầu năm mới thuận lợi hơn.
Theo đó, khi cúng ông Táo cần lưu ý những yêu cầu về lễ vật, mâm cỗ cúng và thứ tự cúng ông Táo. Cụ thể như sau:
(i) Lễ vật cúng ông Táo
- Mũ ông Công 03 cỗ hay 03 chiếc:
+ 02 mũ ông Công ông Táo: Có 02 cánh chuồn
+ 01 mũ bà Táo: Không có cánh chuồn.
Nhiều người chỉ cúng 01 cỗ mũ ông Công (có 02 cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo khi về trời.
Theo đó, có thể chọn dùng cá chép giấy hoặc cá chép thật. Ở miền Bắc mọi người thường cúng 01 con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý là “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
- Tiền vàng.
- 01 chiếc áo.
- 01 đôi hia bằng giấy.
(ii) Mâm cúng ông Táo
- 01 đĩa gạo.
- 01 đĩa muối.
- 03 chén rượu.
- 03 thịt heo luộc.
- Gà luộc hoặc quay.
- Điã rau xào.
- Hành muối.
- Xôi gấc.
- Giò heo.
- Canh mọc.
- Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng).
- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...
- 01 tập giấy tiền, vàng mã.
- 01 lọ hoa cúc.
- 01 lọ hoa đào nhỏ.
(iii) Thứ tự cúng ông Công ông Táo
- Chuẩn bị mâm cỗ và lễ vật để cúng ông Công ông Táo.
- Thắp nhang và đọc văn khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.
- Sau khi bày lễ và thắp hương, đọc văn khấn xong, đợi hương tàn rồi thắp thêm một tuần hương nữa. Tiến hành lễ tạ, hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…
Xem thêm
>> Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo 2025?
>> Cúng ông Công ông Táo ở đâu 2025? Nên cúng ông Công ông Táo thời điểm nào là đẹp và tốt nhất?
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Giải đáp thắc mắc: Khi cúng ông Táo cần lưu ý những gì cho phải lễ; Kiêng kỵ những điều gì
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo nguồn tham khảo, khi cúng ông Công ông Táo 2025, cần kiêng kỵ 05 điều dưới đây:
(i) Không cúng sau 12 giờ trưa ngày 23: Sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời.
(ii) Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp: Tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.
Lưu ý: Tuy nhiên, vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo 2025 tùy thuộc theo quan niệm vùng miền.
(iii) Không cầu xin tài lộc, sung túc: Chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng.
(iv) Không thả cá chép từ trên cao xuống: Thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh. Đồng thời, gây hại cho môi trường.
(v) Không cúng lễ vật cầu kì: Lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, chỉ cần đầy đủ lễ vật.
Theo truyền thống của người Việt, ngày 23 tháng Chạp âm lịch được tổ chức lễ Ông Công Ông Táo, hay còn gọi là ngày cúng tiễn ông Táo về trời. Theo truyền thuyết, trong ngày này, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay lên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự kiện diễn ra trong gia đình suốt một năm qua. Sau đó, ông Táo sẽ trở lại hạ giới vào đêm Giao thừa để tiếp tục nhiệm vụ trông coi bếp lửa cho gia đình.
Quý khách hàng có thể tham khảo Văn khấn cúng ông Táo 2025 đúng và chuẩn nhất trong ngày cúng tiễn ông Táo về trời tại >> Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2025 đúng và chuẩn nhất
|