Theo Luật Phí và lệ phí 2024, kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong năm 2024 được quy định như thế nào? Rất mong được giải đáp! – Ngọc Vân (Bến Tre).
>> Nguyên tắc xác định mức thu, miễn, giảm phí, lệ phí theo Luật Phí và lệ phí 2024?
>> Luật Phí và lệ phí 2024: Phí là gì? Lệ phí là gì?
Cho đến hiện nay, chưa có Luật Phí và lệ phí 2024 nên việc kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong năm 2024 vẫn được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí 2015.
Theo Điều 11 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về việc kê khai, nộp phí, lệ phí như sau:
- Phí, lệ phí theo quy định tại Luật Phí và lệ phí 2015 là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, không chịu thuế.
- Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh.
- Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí cho cơ quan thu hoặc Kho bạc nhà nước bằng các hình thức: nộp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ và hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Phí, lệ phí thu tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật quy định được thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ. Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Phí và lệ phí 2015 như sau:
(i) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước.
(ii) Số tiền phí được khấu trừ và được để lại quy định tại khoản (i) Mục này được sử dụng như sau:
- Số tiền phí được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí;
- Số tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hàng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
(iii) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nước; việc quản lý và sử dụng phí thu được theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về thu, nộp lệ phí như sau:
- Tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
- Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
[Xem chi tiết nội dung tại đây].
Điều 16. Hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm – Luật Phí và lệ phí 2015 1. Các hành vi nghiêm cấm bao gồm: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân tự đặt và thu các loại phí, lệ phí; b) Thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật. 2. Trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. |