IUU được hiểu như thế nào? Cảnh báo “Thẻ vàng” IUU có ý nghĩa là gì? Trường hợp nào bị cho là khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định pháp luật Việt Nam?
>> Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam?
>> Tàu cá cập cảng, rời cảng cần thông báo trước bao lâu?
IUU là viết tắt của cụm từ Illegal, Unreported and Unregulated Fishing, với nghĩa tiếng Việt là khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
Đây là quy định được triển khai từ năm 2007 khi Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu thực hiện quá trình tham vấn về Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
Ngày 29/9/2008, EC chính thức thông qua quy định theo Quyết định số 1005/2008, có hiệu lực từ 2010, từ đó thiết lập một hệ thống nhằm ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm hải sản bị khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định vào thị trường Châu Âu.
Thẻ vàng IUU có thể hiểu là thẻ phạt của EC đối với các quốc gia không tuân thủ quy định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
Khi nhận cảnh báo “Thẻ vàng”, EC cho phép có một khoảng thời gian để thực thi các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tình trạng khai thác IUU. Kết thúc thời gian cho phép, nếu đáp ứng được các điều kiện do phía Liên minh Châu Âu đưa ra, quốc gia nhận cảnh báo “Thẻ vàng” sẽ được xóa cảnh báo trước đó.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Illegal, Unreported and Unregulated Fishing
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Thủy sản 2017, hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm:
(i) Khai thác thủy sản không có giấy phép.
(ii) Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm.
(iii) Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
(iv) Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
(v) Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép.
(vi) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
(vii) Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
(viii) Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
(ix) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
(x) Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
(xi) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
(xii) Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định.
(xiii) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
(xiv) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.