Hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung gì? Rất mong được giải đáp cụ thể về vấn đề này! – Hồng Nhung (Hòa Bình).
>> Discount rate là gì? Ai có thẩm quyền quy định về lãi suất chiết khấu?
>> Hiện nay, 1 Lá bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.
Căn cứ Điều 27 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ giữa các bên các bên trong hợp đồng và sẽ được hình thành trong quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận và cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung cơ bản sau đây:
- Điều khoản về mua hàng: giúp các bên xác nhận được loại hàng mua bán.
- Điều khoản về chất lượng sản phẩm hàng hóa: Nội dung bao gồm cấu tạo, tính năng, quy cách, tính chất…
- Điều khoản về số lượng của hàng hóa: Quy định số lượng hàng hóa thực tế được mua bán.
- Điều khoản về giá cả: Đơn vị tính giá, giá cố định và giá linh hoạt.
11 điều kiện về Incoterms 2020 (Phiên bản mới nhất) |
Các nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Điều khoản về giao hàng: Bao gồm quy định về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, thông báo giao hàng.
- Điều khoản về thanh toán: Thanh toán trước khi giao hàng, thanh toán ngay sau khi nhận hàng, thanh toán trả sau hoặc thanh toán hỗn hợp.
- Điều khoản về bao bì và mã ký hiệu.
- Điều khoản về bảo hành: bao gồm bảo hành chung, bảo hành cơ khí và bảo hành thực hiện.
- Điều khoản về bảo hiểm hàng hóa: Ai là người phải chịu chi phí về bảo hiểm hàng hóa và mức chi phí là bao nhiêu.
- Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Nếu một trong các bên vi phạm nguyên tắc của hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt hợp đồng, mức phạt cụ thể hoặc/và bồi thường thiệt hại.
- Một số điều khoản khác, như là: Điều khoản bất khả kháng, giải quyết tranh chấp…
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh – Luật Thương mại 2005 1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. 3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. Điều 2. Đối tượng áp dụng – Luật Thương mại 2005 1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này. 2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. 3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. |