Công ty tôi và khách hàng có ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy khi soạn thảo hợp đồng này phải áp dụng Bộ luật Dân sự 2015 hay Luật Thương mại 2005? – Minh Huy (Phú Thọ).
>> Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân khi cho thuê doanh nghiệp tư nhân?
>> Những thiệt hại nào được bồi thường do vi phạm hợp đồng?
Việc xác định hợp đồng mua bán sẽ áp dụng theo Bộ luật Dân sự 2015 (hợp đồng dân sự) hay Luật Thương mại 2005 (hợp đồng thương mại) là rất quan trọng, bởi quy định tại hai đạo luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán sẽ có một số điểm khác biệt (ví dụ về mức phạt vi phạm hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp, …).
Theo đó, tại Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc áp dụng Bộ luật này như sau:
“Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”
Mặt khác, việc áp dụng Luật Thương mại được quy định cụ thể tại Điều 2 và Điều 4 Luật Thương mại 2005 như sau:
1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, trước tiên cần xác định được hợp đồng mua bán là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại dựa trên 02 căn cứ, đó là chủ thể và mục đích của việc giao kết hợp đồng, cụ thể:
- Hợp đồng dân sự:
+ Mục đích giao kết hợp đồng: chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, có thể phát sinh lợi nhuận hoặc không.
+ Chủ thể giao kết hợp đồng: cá nhân, pháp nhân (có thể là thương nhân hoặc không).
- Hợp đồng thương mại:
+ Chủ thể giao kết hợp đồng: thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thương mại.
+ Mục đích giao kết hợp đồng: nhằm mục đích sinh lợi.
Tuy nhiên, trường hợp hợp đồng mua bán được giao kết giữa một bên là thương nhân với một bên không nhằm mục đích sinh lợi mà bên không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp dụng Luật Thương mại thì vẫn được xem là hợp đồng thương mại.
Sau khi xác định được hợp đồng mua bán là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự, việc áp dụng quy định sẽ thực hiện như sau:
- Hợp đồng dân sự sẽ áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
- Hợp đồng thương mại sẽ áp dụng theo quy định tại Luật Thương mại 2005 (nếu không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự). Tuy nhiên, đối với những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại không được quy định tại Luật Thương mại 2005 thì áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2023 và hướng dẫn cách sử dụng |
Hợp đồng mua bán áp dụng theo Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
Xem chi tiết [TẠI ĐÂY].