Hồ sơ công chứng phải được lưu trữ bao lâu kể từ 01/07/2025? Phí công chứng bao gồm những phí nào? Các hành vi cá nhân bị nghiêm cấm trong công chứng bao gồm?
>> BGP là gì? BGP hoạt động như thế nào?
>> Thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Dương lịch 2025 tại TP.HCM, Hà Nội?
Căn cứ khoản 2 Điều 64 Luật Công chứng 2014, bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/07/2025, khoản 2 Điều 68 Luật Công chứng 2024 quy định hồ sơ công chứng phải được lưu trữ tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng kể từ ngày văn bản công chứng có hiệu lực:
(i) Đối với giao dịch bất động sản: trong thời hạn ít nhất 30 năm.
(ii) Đối với các loại giao dịch khác: ít nhất 10 năm.
Đối với trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
Như vậy, kể từ 01/07/2025, thời gian lưu trữ hồ sơ công chứng là 30 năm đối với giao dịch bất động sản và 10 năm đối với giao dịch khác.
Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hồ sơ công chứng phải được lưu trữ bao lâu
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 70 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) phí công chứng được quy định như sau:
(i) Phí công chứng bao gồm phí công chứng giao dịch, phí nhận lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Người yêu cầu công chứng giao dịch, gửi giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
(ii) Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) người yêu cầu công chứng phải thanh toán phí khai thác, sử dụng thông tin liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng:
(i) Soạn thảo giao dịch, đánh máy.
(ii) Sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản liên quan đến giao dịch.
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Luật Công chứng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
(i) Giả mạo công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch.
(ii) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật.
(iii) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
(iv) Sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quyền và lợi ích của Nhà nước.
(v) Sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng hoặc để đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên.
(vi) Có hành vi gian dối, không trung thực trong quá trình yêu cầu công chứng, làm chứng, phiên dịch.
(vii) Cản trở hoạt động công chứng; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ việc công chứng trái quy định của pháp luật; từ chối thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến giao dịch được công chứng mà không có căn cứ pháp lý.
(viii) Cá nhân không phải là công chứng viên, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau:
- Đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng.
- Cung cấp dịch vụ công chứng.
- Đặt tên tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, treo biển quảng cáo hoặc thực hiện hành vi quảng cáo khác có nội dung cung cấp dịch vụ công chứng hoặc nội dung dịch vụ gây nhầm lẫn với dịch vụ công chứng.
Xem thêm>> Công chứng viên chấm dứt hợp danh sau bao lâu thì được hợp danh vào văn phòng công chứng khác?
Xem thêm>> Từ 01/07/2025, văn bản công chứng có hiệu lực ngay khi có chữ ký của công chứng viên đúng không?