Theo quy định pháp luật hiện hành thì hộ kinh doanh có phải lập báo cáo tài chính 2024 hay không? Hộ kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì để được phép kinh doanh dịch vụ kế toán?
>> Đối tượng nào phải kiểm toán báo cáo tài chính 2024?
>> Đại lý thuế là gì? Điều kiện và thủ tục thành lập đại lý thuế như thế nào?
Để giải đáp về việc “Hộ kinh doanh có phải lập báo cáo tài chính 2024 hay không?” cần căn cứ theo những quy định tại Điều 2 và khoản 1, khoản 4 Điều 3 Luật Kế toán 2015. Cụ thể gồm những nội dung sau đây:
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Theo nội dung tại Mục 1.1. bài viết này thì đối tượng phải lập báo cáo tài chính là đơn vị kế toán. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về kế toán cũng quy định đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Luật Kế toán 2015 có lập báo cáo tài chính. Cụ thể là các đối tượng:
(i) Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
(ii) Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
(iii) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
(iv) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
(v) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, hộ kinh doanh không phải đối tượng thuộc đơn vị kế toán nên sẽ không phải lập báo cáo tài chính.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Giải đáp: Hộ kinh doanh có phải lập báo cáo tài chính 2024 hay không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 65 Luật Kế toán 2015 thì hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán. Tuy nhiên, cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.
Những đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được quy định tại khảon 4 Điều 58 Luật Kế toán 2015. Cụ thể bao gồm những đối tượng dưới đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Điều 57. Chứng chỉ kế toán viên - Luật Kế toán 2015
|