Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Đối tượng nào phải kiểm toán báo cáo tài chính 2024? Việc lập báo cáo tài chính 2024 được quy định như thế nào?
>> Đại lý thuế là gì? Điều kiện và thủ tục thành lập đại lý thuế như thế nào?
>> Doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tài chính 2024 nếu không phát sinh doanh thu?
Căn cứ khoản 9 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2012, kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính nhằm:
- Đảm bảo tính trung thực, phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp.
- Tăng cường độ tin cậy của báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan quản lý qua ý kiến chuyên môn.
- Phát hiện sai sót, lỗi hoặc hành vi gian lận trong quá trình lập báo cáo.
- Đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán và quy định pháp luật hiện hành.
File word Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất năm 2024 |
Đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, đối tượng phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm, bao gồm:
(i) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
(ii) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
(iii) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
(iv) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Tóm lại, đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bao gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, và công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015, việc lập báo cáo tài chính được thực hiện như sau:
(i) Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm.
Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
(ii) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
(iii) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
(iv) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Hệ thông báo cáo tài chính năm bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán | |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | |
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính |
>> Xem thêm những lưu ý khi lập báo cáo tài chính để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính TẠI ĐÂY.
>> Xem thêm những lưu ý khi nộp và công khai báo cáo tài chính 2024 để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính TẠI ĐÂY.
(Khoản 1 Điều 100 Thông tư 200/2014/TT-BTC)