Hiện nay chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện nào? Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi bị hỏng có được cấp lại không? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chăn nuôi?
>> Hà Nội điểm bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 ở đâu?
>> Doanh nghiệp đã phá sản có được nộp tờ khai hải quan hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018, chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi.
Đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 Luật Chăn nuôi 2018.
(ii) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi.
(iii) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(iv) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi.
(v) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc.
Lưu ý: Lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi.
(vi) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về điều kiện chăn nuôi trang trại (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Chăn nuôi 2018, quy định các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
…
2.Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp sau đây:
a) Bị mất, bị hỏng;
b) Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Như vậy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi bị hỏng được cấp lại theo quy định pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi (theo khoản 1 Điều 58 Luật Chăn nuôi 2018).
Căn cứ Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức chăn nuôi.
Tổ chức chăn nuôi có các quyền sau đây:
- Tổ chức đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi.
- Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi.
- Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Tổ chức chăn nuôi có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018.
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi - Luật Chăn nuôi 2018 1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã. 2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi. |