Hàng hóa nguy hiểm được phân loại như thế nào từ 01/2025? Việc ghi nhãn hàng hóa, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm được quy định ra sao theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP?
>> Tiến hành chào giá trực tuyến rút gọn khi nào?
>> Kiều hối là gì? Vai trò của kiều hối là gì?
Ngày 18/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Trong đó có quy định về phân loại hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 4 Nghị định 161/2024 NĐ-CP như sau:
Tùy theo các tính chất khác nhau của hàng hóa (tính chất lý, hóa) hàng hóa nguy hiểm được phân loại thành 9 nhóm và loại sau đây:
(i) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.
- Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
- Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
(ii) Loại 2. Khí.
- Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
- Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
- Nhóm 2.3: Khí độc hại.
(iii) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.
(iv) Loại 4.
- Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
- Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
- Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
(v) Loại 5.
- Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
- Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
(vi) Loại 6.
- Nhóm 6.1: Chất độc.
- Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
(vii) Loại 7: Chất phóng xạ.
(viii) Loại 8: Chất ăn mòn.
(ix) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hàng hóa nguy hiểm được phân loại như thế nào từ 01/2025 (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiêm như sau:
- Việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất 2008 và các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Bên ngoài mỗi bao bì hoặc thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải được dán biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu và màu sắc của biểu trưng nguy hiểm được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP.
- Báo hiệu nguy hiểm có hình chữ nhật với kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 161/2020/NĐ-CP. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm nằm bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Hóa chất 2008 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động hóa chất bao gổm:
1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
3. Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.
4. Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.